Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

NGƯỜI VIÊT và CÁCH XƯNG HÔ


Câu chuyện thứ nhất :
Năm ngoái ,có mấy vị khách từ Hà nội về quê  chơi,một trong số đó là bạn  của bố tôi vài chục năm trước,kém bố tôi vài tuổi nhưng chơi với nhau lúc nhỏ,coi nhau như bạn tuy vẫn xưng hô anh em.Ông đã về nhà tôi vài lần,nay dẫn em trai về thăm nơi em ông cất tiếng khóc chào đời (Gia đình ông từ Hà nội ,sơ tán về quê ,lúc ấy gọi là đi tản cư).
  Theo lễ nghĩa nhà quê mà tôi được giáo dục từ nhỏ,tôi gọi em của ông bạn bố tôi là chú,dù chỉ hơn tôi chục tuổi.Nhất tuế vi huynh ,thập tuế vi phụ Gọi như thế cũng thấy ngượng,may mà ông kia nói luôn :gọi là anh thôi.Từ đó ,câu chuyện cởi mở hơn,cho dù có lúc cảm thấy hơi buồn cười :hai anh em ,một người gọi chú ,một người gọi anh.(Chú em của bạn bố tôi là một vận động viên nổi tiếng,đã  từng có huy chương vàng SEAGAME ,đi ra nước ngoài nhiều ).
Câu chuyện thứ hai :
Trong lần đi đưa tang mẹ một người bạn,có nói chuyện với một quan chức của tỉnh(làmột trong số quan đầu tỉnh nhưng là cháu người đã mất nên đi đưa tang,nếu quan hệ sơ sơ ,họ chỉ đến viếng vài phút rồi lên xe máy lạnh luôn ),vị này hơn mình 4 tuổi nhưng muốn mình gọi là chú,lý do là có quen bố mình khi ông công tác ở phòng Văn hóa Thông tin huyện,ông còn trẻ ,phóng khoáng như thường thấy ở dân văn nghệ,nhiều em gọi ông già mình là anh xưng em ,cũng gọi mình là anh xưng em.Vị  cán bộ kia có thể chỉ nói đùa,cũng có thể là tư duy lũy tre làng không bỏ được,vậy thì thôi ,không nói chuyện nữa,coi như không quen biết.Lần khác gặp lại cũng ở một đám tang ,mình nhìn thấy nhưng ngoảnh đi chỗ khác.
  Ở làng quê Bắc bộ,việc tranh cãi ngôi thứ trong cách xưng hô là vấn đề muôn thuở,trước kia đã thế ,bây giờ vẫn thế .
Nếu bạn đã xem vở chèo cổ Súy Vân giả dại sẽ thấy đoạn hai anh hề đi ăn cỗ lý luận về quan hệ họ hàng :Tổ sư bố cô mày và Tiên sư mẹ bác tao có họ,cho nên tao cũng có họ để đi ăn cỗ nhà cô mày (thực chất đây là câu chửi ).
  Ngày nay ,nếu bạn đi ăn cỗ ở nhà quê cũng sẽ bắt gặp những điều tương tự :
Ông phải gọi tôi là anh đấy .
Tạo họ Phạm ,mày họ Trần sao tao phải gọi mày như vậy ?
Vợ ông là cháu gọi ông chú rể đằng họ mẹ tôi là bác,ông không biết à?
Hoặc mẹ vợ mày là người họ nhà tao ,ở chi dưới,tao chi trên...
Cũng có khi ,hai chàng rể họ Nguyễn ngồi cùng mâm ,vừa uống rượu vừa gầm ghè nhau,vì thằng rể nhiều tuổi lấy em ,thằng rể ít tuổi lấy chị,hai chị em chỉ là cùng họ,có khi gặp nhau cũng chẳng chào nhau bao giờ.Vậy mà thằng ít tuổi cứ xưng anh với thằng nhiều hơn mình cả chục  tuổi,
Nếu bạn gặp  trường hợp phải gọi  một người chỉ bằng tuổi con mình ,không liên quan đến họ nội  (họ bạn ghi trong giấy khai sinh )là bác ,là chú ,là anh ,là chị ,chỉ vì thằng nhãi ranh này hay con ranh nọ(ấy là sau này bạn kể cho người khác nghe với giọng tức tối,bạn mới gọi như vậy )có liên quan đến họ của  bà ngoại bạn,mẹ bạn,vợ bạn...
Thật là khó phải không ?
Còn tôi ,hậm hực với chuyện này,nên đã tìm đọc Thọ mai gia lễ,hỏi tìm lời khuyên của các bậc đức cao vong trọng,tìm hiểu phong tục tập quán dân tộc này,dân tộc khác trên đất nước Việt nam,học cả Ngoại ngữ  xem  Tây nó xưng hô với nhau thế nào,mà vẫn chưa tìm ra câu trả lời thích hợp.
Vậy thì cứ theo cách này :Tuyệt đối tuân thủ quy tắc xưng hô trong họ nội (theo Gia phả ).Bé bằng củ khoai ,cứ vai mà gọi.
Ngoài ra ,hãy học hai đứa trẻ con xưng hô với nhau  khi chúng gặp nhau lần đầu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét