Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

BẠN BÈ-ĐỒNG ĐỘI


                           
  Ngày ở bên Nga ,học được câu ngạn ngữ Nga :đừng có 100 rúp ,hãy có 100 người bạn .
  Vận dụng câu này trong nhiều lần tiếp xúc ,trò chuyện với người Nga,họ rất thích,và chiếm được cảm tình của họ nhờ những hiểu biết chút ít về văn hóa Nga…
  Như  vậy có thể thấy  một điều :ở đâu trên trái đất này cũng đều quý trọng tình bạn hơn những giá trị vật chất khác.
  Nhưng mỗi người có cách nhìn khác nhau về bạn bè.
  Tôi thì chia ra mấy loại sau :
  Bạn học :Cùng nhau cắp sách tới trường ở tuổi ngây thơ ,hồn nhiên ,trong trắng,lúc này nhìn cuộc đời toàn màu hồng ,không lo toan suy nghĩ,sau vài chục năm ,họp lớp ,gặp nhau mới nhận ra chân giá trị.Những người quý trọng điều này thì dù sau này đối mặt nhau vẫn tôn trọng tình cảm ngày xưa để đưa ra quyết định,dù rất khó.Chẳng hạn  Công an –Tội phạm hay Kẻ thắng Người thua trong cuộc chiến ,điều này vẫn luôn xảy ra.
  Bạn chiến đấu :Những người trong cùng một đơn vị quân đội (tiểu đội,trung đội,đại đội …)cho dù không cùng tuổi ,không cùng nhập ngũ ,nhưng có khoảng thời gian dài cùng nhau ,cận kề cái chết  :tôi bị thương ,bạn cõng tôi ,vừa đi vừa làu bàu ,chửi nhau :Mẹ mày !nặng như cùm thế này thì tao làm sao đưa mày đến trạm (Quân y tiền phương ),anh bị thương :Mày sóc bố mày thế này thì bố mày sống sao được mà về đến trạm.Đấy ,tôi được nghe câu chuyện này của đôi bạn già tuổi 70,hai người chênh nhau  3 tuổi,bây giờ xưng hô anh em ,nhưng lúc ở Quảng trị năm 72 cứ mày tao chi tớ như thường.Bây giờ họ vẫn gặp nhau hàng năm  trong hội Cựu chiến binh  đơn vị ,cho dù cách xa nhau hàng trăm cây số:người Hà tĩnh  ,người Quảng ninh ,Hải phòng…
  Bạn làm ăn :Buôn có ban,bán có phường .Liên kết làm ăn về kinh tế thì đôi khi bạn trở thành kẻ thù.Khi  hai người buôn cùng mặt hàng ,cửa hàng lại cạnh nhau,ắt sẽ dẫn đến mâu thuẫn trong kinh doanh nếu không biết kiềm chế,nhường nhịn và có cách nhìn hạn hẹp về tình (bạn ) và tiền.Nói như vậy không có nghĩa là không có bạn trong môi trường này,nếu biết quý trọng những giá trị mà tiền không thể đem lại,vẫn có thể gắn bó dài lâu.
  Ngoài ra ,còn có bạn cùng cơ quan (đồng nghiệp ),cùng quê (đồng hương ),cùng tổ chức chính trị (đồng chí)…
  Những ai tham gia mạng xã hội (Facebook )còn có bạn ảo,chỉ quen biết nhau qua mạng ,tri nhân ,tri diện ,bất tri  tâm .
  Nhưng dù là bạn ảo ,nếu chúng ta quan tâm đến nhau ,vẫn có thể trở thành giá trị thực ,làm cho bạn trở nên giàu có :Giàu vì bạn.
  Có thể bạn nhiều tiền nhưng chưa chắc bạn đã giàu .
Còn tôi ?

Hân hạnh giới thiệu những người bạn của tôi,đó là tài sản của tôi.
PS Đoạn này giới thiệu Album Bạn bè Đồng đội trên Facebook nên có hai câu cuối.

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

NGƯỜI TỬ TẾ


    Bỏ không theo dõi chương trình Thời sự trên Đài truyền hình quốc doanh đã lâu ,nhưng vẫn biết vừa qua có  vài người treo ấn ,từ quan muốn làm người tử tế .
      Tưởng đơn giản ,nhưng khó đấy !
 Nhất là ở Việt nam ,dưới chế độ Cộng sản.
Tuần trước ,ngồi uống bia cỏ ở vỉa hè ,nghe được câu chuyện này :
Ông xe ôm ,tuổi đã 76 ,một hôm đi qua phố Nguyễn Xiển Hà nội ,xe hỏng máy,dắt một đoạn tới tiệm sửa ven đường,thợ xem xét và phán hỏng dây dẫn xăng (xe ga ) thay mất 120 000đ.
Hôm khác lại hỏng y như vậy,nhưng là đường dẫn xăng khác chứ không phải dây mới thay.Thay mới.thợ sửa tính 70 000đ.
Thắc mắc chuyện này với anh thợ,được giải thích 70 000đ là có cả công ,cả lãi tiền bán dây trong đó rồi.Lấy đắt hơn gọi là gì thì chắc ông biết .
Một lần tình cờ đi qua phố này,ghé vào tiệm mới  biết anh thợ cùng quê Hà nam,anh bạn trẻ này đưa cả vợ con ở quê ra ,thuê nhà ,kiếm sống .Chồng sửa xe ,vợ phục vụ
 quán ăn,hai con đang học Tiểu học ,Trung học cơ sở.Cuộc sống tạm ổn.
Cũng như bao gia đình từ các miền quê khác về Hà nội mưu sinh,họ phải trả tiền thuê nhà hàng tháng,tiền điện nước tính riêng,giá nhà nước đã đắt ,chủ nhà còn tính đắt hơn.
Làm đăng kí tạm trú phải có phong bì cho cảnh sát khu vực,thỉnh thoảng ,tiệm sửa xe còn bị các anh Hình sự ,Kinh tế đến kiểm tra xem có tiêu thụ xe gian hay không,anh là người biết điều ,nên họ đến chốc lát rồi đi,hẹn ngày quay lại.
Có lần đi thử xe của khách,quên đội mũ bảo hiểm,hơn 100m đã có CSGT chờ sẵn,thế là mất  toi  xuất sữa của con chiều nay.
Tối đến,con xin tiền đi hoạt động ngoại khóa ,tham quan trang trại do trường tổ chức,khổ nỗi xem mấy con trâu ,con bò,trẻ con thành phố thì còn lạ lẫm,chứ con anh ,hè nào chúng chả về quê cưỡi trâu ,tắm sông.Không đi không được,vì có lần anh không cho con đi học thêm ở lớp do cô mở ,hâu quả nhãn tiền.
Rồi anh kể có lần hai đứa rủ nhau ốm cùng một lúc,phải bắt taixi vào viện cho nhanh,đến cổng bảo vệ còn gây khó dễ vì thấy xe lạ,lái xe mới chưa biết lệ,anh lại phải rút ví... mới cho vào...Muốn con nhanh khỏi ,phải mua kháng sinh mạnh ở hiệu thuốc do Bác sỹ hướng dẫn,rồi thì quà cho y tá ,điều dưỡng...
  Vợ nghỉ trông con ốm vài ngày ,chủ quán ăn trừ luôn nửa tháng lương,chị than phiền ông chủ gian manh,chặt thịt gà thịt vịt cho khách bao giờ cũng bớt lại vài miếng ,dù khách đã trả tiền cho cả con,đã bán đắt một gấp đôi lại còn bớt xén,tham đến thế là cùng.Nên thỉnh thoảng chị cũng lấy vài miếng về cho con...
Nhà anh chị thuê ở gần ngoại ô,nơi còn chưa đô thị hóa dù đã là phường, dân trồng rau cung cấp cho các chợ,biết cách làm rau bán của họ ,nhưng đành nhắm mắt mua,nếu không ,biết ăn bằng gì để sống.
Hỏi họ có biết Vinashine,Vinaline là gì ,họ không biết.Tôi nói đùa nhà chị 4 người ,nợ công bây giờ là 4 /29 000 000 =116 triệu,sau này con chị phải trả. Chị tròn mắt Ai vay thì người ấy  trả ,tôi vay bao giờ mà bắt con tôi trả.
Đọc câu chuyện này ,bạn có thấy ai là người tử tế không ?
Nhưng có bao giờ bạn đặt câu hỏi  : xã hội này có làm cho ta tử tế hay không ?