Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015

VĂN HÓA HÀ NỘI - MỘT GÓC NHÌN


 
          Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều
Không biết thi sỹ Nguyễn Bính  có ý trách móc cô gái quê sau chuyến ra tỉnh,hay đơn giản chỉ là một lời nhận xét.Sự thay đổi có lẽ theo chiều hướng tích cực.
Các nhà văn hóa xem xét dưới góc độ chủ nghĩa Mác và phép duy vật biện chứng,chắc sẽ chửi cô gái quê này là đồ mất gốc , đua đòi...
Còn tôi,cũng là người nhà quê,dưới ánh sáng của thuyết Thày bói xem voi,tôi nghĩ khác.
Văn hóa  Hà nội và Văn minh đô thị thường bị mọi người xem chung là Văn hóa Hà nội,ý muốn nói rằng đó là tinh hoa của văn hóa Việt.Câu thường gặp là :Hà nội là trung tâm Kinh tế,Chính tri,Văn hóa của Việt nam.Cho nên cách đi đứng,ăn mặc ,nói năng được coi là chuẩn mực để mọi người học theo.Chắc văn hóa Hà nội và văn hóa nhà quê có sự khác biệt ở 3 điểm này.Có thật vây không ?
  Hơn 30 năm về trước,tôi   theo đơn vị bộ đội ,đi lao động ở một vùng quê thuộc tỉnh Nam định(Huyện Nghĩa hưng )thấy người dân nơi đây lao động cần cù,cách giao tiếp rất văn minh,Những người lớn tuổi hơn tôi  vẫn dùng chữ  ạ cuối mỗi câu,Lúc đó tôi đã ngầm có sự so sánh với lối giao tiếp thành thị,và thấy không có sự khác biệt.
Vậy thì Văn hóa Hà nội (văn hóa chuẩn mực )hình thành và phát triển như thế nào ?
 Nếu vua Lý Thái tổ không chọn Thăng long làm kinh thành,thì Hà nội bây giờ cũng chỉ như vùng quê Nam định mà thôi.Và như vậy chắc bây giờ chúng ta vẫn được nghe nhịp chày Yên thái mỗi đêm.
 Là kinh đô,các quan trong triều cũng phải đem theo gia quyến vào kinh thành,chứ không thể để lại ở cố  đô Hoa lư, rồi mỗi thứ 7 lại ra bến xe cửa nam bắt xe ngựa về Ninh bình.
Ngày đó ,tầng lớp quan lại  đều là những người học rộng ,tài cao,chưa có chuyện mua quan bán tước,cũng khó đưa thằng con mới học xong Tam tự kinh vào làm quan trong triều.Ảnh hưởng nặng của văn hóa phương Bắc,Mọi lễ nghi,phép tắc được tuân thủ,con cái được giáo dục nghiêm khắc,Nhất tự vi sư,bán tự vi sư,chứ không như bây giờ nhà kia lỗi phép con khinh bố...
Văn hóa Hà nội được hình thành từ đó.
Họ không cần phải nói to như dân vùng cao hay miền biển.Vì nếu không nói to tiếng mưa nguồn,tiếng sóng biển sẽ át tiếng của họ.
Họ không cần ăn nhiều vì ít phải lao động ,nhu cầu về năng lượng không cao như những người nông dân suốt ngày quần quật ngoài đồng.
Họ mặc đẹp hơn vì có lụa Vạn phúc-Hà đông.
Bước đi êm ái,vì không phải chạy thục mạng khi thú rừng đuổi,hay chạy cơn mưa sắp ập đến từ ngoài đồng về nhà.
Ăn trắng mặc trơn
Đi nhẹ ,nói nhẹ ,cười duyên.
Đó là nét đặc trưng của cư dân thành thị.
Trải qua hàng trăm năm,Văn hóa hà nội và Văn minh đô thị hình thành,phù hợp với điều kiện sống.
Rồi thì những người Pháp đem văn minh phương Tây vào Việt nam
Từ một chú bé lượm banh ở sân Tenis,Xuân tóc đỏ trở thành chính khách .Hành vi,lời nói của me xừ Xuân dần trở thành chuẩn mực mới,tuy chưa đủ sức lấn át Văn hóa Hà thành đã tồn tại hàng trăm năm.
Rồi thì những anh dân cày tiến vào thủ đô những năm 50 của thế kỉ trước.Những anh bán cháo lòng và đội trưởng du kích chia nhau biệt thự của các công chức chính quyền cũ,hay của những ông bà tư sản bỏ của chạy vào Nam.Họ bắt đầu đưa vợ con từ quê ra.
Ảnh hưởng của văn hóa phong kiến,văn hóa tư sản vẫn còn nặng,nên những bà nông dân chân đất kia  không những không giữ được bản sắc hương đồng gió nội ,mà còn bị văn minh đô thị diễn biến hòa bình.Người Hà nội vẫn giứ được bản sắc.
Những năm 80 thế kỉ trước,
 đám cưới của một gia đình đã sống vài đời ở Hà nội,thường chỉ 10-20 mâm cỗ,có thịt gà,giò lụa ,chả quế,bát canh măng ,nấm thả (mọc )trên mỗi miếng giò lụa có 1 cánh hoa hồng.Giản dị lịch sự,nhưng cũng sang trọng.Không có tiếng ồn ào 1...2..3..dzô...1...2...3...uống.
Đến những năm đầu thế kỉ 21,Văn hóa Hà nội bắt đầu có những biến đổi tiêu cực.
Bộ máy chính quyền phình to,không  chỉ có ông Vụ trưởng mới nhập khẩu được cho cả gia đình.Tôi ,Hai xe ôm cũng đưa vợ từ quê ra ,thuê nhà ,rồi đi thu mua đồng nát.
Ông Vụ trưởng lắm tiền,tổ chức cưới vợ cho con trai ở khách sạn 5 sao,thức ăn ê hề ,rượu tràn như suối Ba bể -Bắc cạn.
Ông chủ cửa hàng lẩu thập cẩm quê Thanh hóa cũng không chịu kém ,làm tiệc đầy năm cho con trai ở nhà hàng 3 sao...
Ở quán bia nào cũng đầy tiếng hét Mi vô đây mần với Choa vài ly...
Văn hóa Hà nội đã thay đổi thực sự.
Kết luận :Từ góc nhìn của thày bói xem voi,tôi cho rằng khái niệm Văn hóa Hà nội đã biến mất.Hay là anh Thảo anh Nghị bán hết sang Pháp ,sang Mỹ rồi ?