Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

FORMOSA


Rốt cuộc hôm nay 30-6-2016 Chính phủ cũng chính thức công bố kết luận về vụ cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung cách đây 3 tháng.Thảm họa môi trường này mang tên FORMOSA.
  Một công ty của Trung hoa dân quốc (Đài loan )vốn có nhiều tai tiếng về ô nhiễm môi trường ở những nơi họ đầu tư nhà máy ,xí nghiệp ở nhiều quốc gia,nay làm nhà máy thép ở Vũng áng -Hà tĩnh.Khi vận hành thử gặp sự cố về hệ thống xử lý chất thải nên gây  hậu quả  về môi trường đặc biệt nghiêm trọng ở 4 tỉnh miền Trung từ Hà tĩnh trở vào.
  Nếu như  sự việc xảy ra vài chục năm trước,chắc mọi người không biết,vì  thông tin chỉ có ở báo quốc doanh.Họ nói sao ,dân nghe vậy.Tôi cũng đã từng tin Lê văn Tám tẩm xăng vào người rồi châm lửa đốt kho xăng địch.Câu chuyện Em bé đuốc sống không biết còn được in ở sách giáo khoa bậc Tiểu học hay không ?
  Ngày nay ,nhờ có Internet ,nhờ có mạng xã hội,câu chuyện cá chết không chỉ của riêng Hà tĩnh  hay miền Trung.Nó còn làm cho chính dân Đài loan phẫn nộ.
   Vậy mà khi sự việc vừa xảy ra ,khi mọi nghi ngờ có cơ sở hướng về FORMOSA,thì có một vị  Bộ trưởng vội kết luận tại thiên nhi
ên (thủy triều đỏ ) chứ không liên quan đến doanh nghiệp ngoại quốc.
  Nhiều quan cấp tỉnh còn nhảy xuống tắm biển hay ăn hải sản để khẳng định biển vẫn an toàn.
  Nếu kết luận họ nhận tiền của FORMOSA để lái dư luận theo hướng khác thì hơi vội.Nhưng nếu thấy khi có thảm họa ,họ không đứng cùng Nhân dân thì chắc không sai.
  Lỗi của FORMOSA ,họ đã nhận và cam kết chi 500 triệu  USD để bồi thường và khắc phục hâu quả.(Việc này chắc chắn sẽ dẫn đến FORMOSA -2 về việc chia tiền). (Sự cố tràn dầu ở vịnh Mehico Công ty BP của Anh quốc phải bồi thường phía Mỹ gần 20 tỷ USD )
  Lỗi từ phía chính quyền ,mỗi người nhìn nhận theo cách khác nhau.
  Khi cấp phép cho doanh nghiệp này thuê đất,luật quy định thời hạn 50 năm ,lãnh đạo ưu ái cho 70 năm.Tốt đến vậy ư ?Vô tư đến vậy ư ?Cách đây một hai chục năm,chỉ có đọc báo Quốc doanh thôi,tôi, một người văn hóa trung bình ,sống ỏ nông thôn ,còn nhận thức được vấn đề ô nhiễm môi trường là thách thức với những nước đang phát triển ,vậy mà nay lãnh đạo toàn tầm cỡ Giáo sư,Tiến sỹ,chẳng lẽ họ nhắm mắt kí bừa.Chị tạ Bích Loan ơi,hãy hỏi họ một câu hộ em  : động cơ gì ?động cơ gì ?...
  Khi thảm họa xảy ra Formosa có thể là người đầu tiên biết nguyên nhân,không cần tới gần 3 tháng để kết luận ,có thể gần 60 ngày về sau là thời gian đàm phán ,mặc cả ,chia phần của những người trực tiếp tham gia vào vụ việc này ở  cấp Trung ương.Nếu không nhận  được chút gì có lợi cho mình,đàm phán chẳng lâu đến thế,vì càng để lâu ,sự căm phẫn trong dân chúng càng tăng lên.
  Thời gian trôi đi ,nước biển Thiên cầm sẽ trong xanh trở lại,nhưng phải mất vài chục năm để phục hồi hệ sinh thái dưới đáy đại dương.Hậu quả thì người dân Hà tĩnh đã lãnh đủ từ hôm nay.Không chỉ vậy ,con cháu họ chắc chắn sẽ phải đối mặt với những thảm họa khó lường.
  Sống chết mặc bay,tiền tao đã nhận .
Chế độ nào ,con người ấy.Lỗi không phải ở con người ,lỗi ở hệ thống.

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

NGƯỜI VIÊT và CÁCH XƯNG HÔ


Câu chuyện thứ nhất :
Năm ngoái ,có mấy vị khách từ Hà nội về quê  chơi,một trong số đó là bạn  của bố tôi vài chục năm trước,kém bố tôi vài tuổi nhưng chơi với nhau lúc nhỏ,coi nhau như bạn tuy vẫn xưng hô anh em.Ông đã về nhà tôi vài lần,nay dẫn em trai về thăm nơi em ông cất tiếng khóc chào đời (Gia đình ông từ Hà nội ,sơ tán về quê ,lúc ấy gọi là đi tản cư).
  Theo lễ nghĩa nhà quê mà tôi được giáo dục từ nhỏ,tôi gọi em của ông bạn bố tôi là chú,dù chỉ hơn tôi chục tuổi.Nhất tuế vi huynh ,thập tuế vi phụ Gọi như thế cũng thấy ngượng,may mà ông kia nói luôn :gọi là anh thôi.Từ đó ,câu chuyện cởi mở hơn,cho dù có lúc cảm thấy hơi buồn cười :hai anh em ,một người gọi chú ,một người gọi anh.(Chú em của bạn bố tôi là một vận động viên nổi tiếng,đã  từng có huy chương vàng SEAGAME ,đi ra nước ngoài nhiều ).
Câu chuyện thứ hai :
Trong lần đi đưa tang mẹ một người bạn,có nói chuyện với một quan chức của tỉnh(làmột trong số quan đầu tỉnh nhưng là cháu người đã mất nên đi đưa tang,nếu quan hệ sơ sơ ,họ chỉ đến viếng vài phút rồi lên xe máy lạnh luôn ),vị này hơn mình 4 tuổi nhưng muốn mình gọi là chú,lý do là có quen bố mình khi ông công tác ở phòng Văn hóa Thông tin huyện,ông còn trẻ ,phóng khoáng như thường thấy ở dân văn nghệ,nhiều em gọi ông già mình là anh xưng em ,cũng gọi mình là anh xưng em.Vị  cán bộ kia có thể chỉ nói đùa,cũng có thể là tư duy lũy tre làng không bỏ được,vậy thì thôi ,không nói chuyện nữa,coi như không quen biết.Lần khác gặp lại cũng ở một đám tang ,mình nhìn thấy nhưng ngoảnh đi chỗ khác.
  Ở làng quê Bắc bộ,việc tranh cãi ngôi thứ trong cách xưng hô là vấn đề muôn thuở,trước kia đã thế ,bây giờ vẫn thế .
Nếu bạn đã xem vở chèo cổ Súy Vân giả dại sẽ thấy đoạn hai anh hề đi ăn cỗ lý luận về quan hệ họ hàng :Tổ sư bố cô mày và Tiên sư mẹ bác tao có họ,cho nên tao cũng có họ để đi ăn cỗ nhà cô mày (thực chất đây là câu chửi ).
  Ngày nay ,nếu bạn đi ăn cỗ ở nhà quê cũng sẽ bắt gặp những điều tương tự :
Ông phải gọi tôi là anh đấy .
Tạo họ Phạm ,mày họ Trần sao tao phải gọi mày như vậy ?
Vợ ông là cháu gọi ông chú rể đằng họ mẹ tôi là bác,ông không biết à?
Hoặc mẹ vợ mày là người họ nhà tao ,ở chi dưới,tao chi trên...
Cũng có khi ,hai chàng rể họ Nguyễn ngồi cùng mâm ,vừa uống rượu vừa gầm ghè nhau,vì thằng rể nhiều tuổi lấy em ,thằng rể ít tuổi lấy chị,hai chị em chỉ là cùng họ,có khi gặp nhau cũng chẳng chào nhau bao giờ.Vậy mà thằng ít tuổi cứ xưng anh với thằng nhiều hơn mình cả chục  tuổi,
Nếu bạn gặp  trường hợp phải gọi  một người chỉ bằng tuổi con mình ,không liên quan đến họ nội  (họ bạn ghi trong giấy khai sinh )là bác ,là chú ,là anh ,là chị ,chỉ vì thằng nhãi ranh này hay con ranh nọ(ấy là sau này bạn kể cho người khác nghe với giọng tức tối,bạn mới gọi như vậy )có liên quan đến họ của  bà ngoại bạn,mẹ bạn,vợ bạn...
Thật là khó phải không ?
Còn tôi ,hậm hực với chuyện này,nên đã tìm đọc Thọ mai gia lễ,hỏi tìm lời khuyên của các bậc đức cao vong trọng,tìm hiểu phong tục tập quán dân tộc này,dân tộc khác trên đất nước Việt nam,học cả Ngoại ngữ  xem  Tây nó xưng hô với nhau thế nào,mà vẫn chưa tìm ra câu trả lời thích hợp.
Vậy thì cứ theo cách này :Tuyệt đối tuân thủ quy tắc xưng hô trong họ nội (theo Gia phả ).Bé bằng củ khoai ,cứ vai mà gọi.
Ngoài ra ,hãy học hai đứa trẻ con xưng hô với nhau  khi chúng gặp nhau lần đầu.