Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016

PHƯỢT


Một ngày đầu đông ,mưa phùn gió bấc,nhàn cư chẳng biết làm gì,giở những tấm ảnh cũ ra xem ,nghĩ lan man về Phượt.
   Đó là một từ dùng mô tả những chuyến đi ngẫu hứng bằng xe máy,khác với những chuyến đi phải trả tiền cho công ty du lịch,thường có người hướng dẫn.
  Nhưng cộng đồng này (phượt thủ )cũng rất khác nhau :
Nhiều người thích chinh phục đỉnh cao ,những đỉnh núi trên 3000m,đi 2-3 ngày,ngủ lều trại trong rừng,leo chồn chân ,mỏi gối tới đỉnh để được ngắm mây từ trên cao ,đó là sở thích ,niềm vui...Từ ngày có cáp treo lên Phanxipang,họ chuyển sang đỉnh Bạch mộc Lương tử,Putaleng ...Mình cũng chỉ theo họ tới Phanxipang được thôi.
   Nhiều người thích chinh phục các điểm cực  Bắc -Nam -Đông Tây,họ sắm thiết bị định vị GPS,đặt chân đến đúng tọa độ thì thôi,chứ không như mình ,tới Lũng cú hoặc Điện biên là được rồi ,cần gì phải lọ mọ tới A pa chải,chạm tay vào cột mốc.Nhưng là phượt thủ nửa vời như mình cũng được rồi,không nên chạy theo  phong trào ,hay cố tạo dấu ấn.
 Những người chinh phục đỉnh đèo thì Hải vân quan với 4 đèo phía Bắc chẳng là gì với họ vì đều là đường quốc lộ,bây giờ đi dễ như đường bằng ,chứ không phải là vượt qua thử thách như trước kia,chỉ có đoạn từ Mèo vạc qua Mã pì lèng về Đồng văn hoặc từ Đồng văn về Yên minh là còn hấp dẫn.Mọi người hãy thử một lần bằng xe máy xem sao.
  Nhưng hãy thử cảm giác của  bạn thế nào  khi đi đoạn đường mà tôi đề nghị sau đây : chỉ nên đi một hoặc hai người ,tất nhiên là bằng xe máy rồi vì hình như đường này không có ý định làm cho xe ô tô lưu thông :
  Đó là đoạn từ Móng cái -Đầm hà -Hoành mô .Đi tới thị trấn Đầm hà ,bạn hỏi về xã Quảng sơn và hỏi đi Hoành  mô .Đoạn đường từ quốc lộ 18 vào hình như có tên 341,đèo này nằm ở  ranh giới 2 xã Quảng sơn huyện Đầm hà và Đồng văn huyện Bình liêu ,đèo không có tên nên tôi tạm gọi là dốc Khe tiền,vì gần đó là thác Khe tiền các bạn trẻ cũng hay lui tới,đường bê tông chừng 2,5m-3m,rất dốc,do không quen đi địa hình đồi núi nên xe Future 125 của tôi dù còn khá mới nhưng chỉ đi được một phần dốc là lỳ ra ,phải tắt máy ,chờ nguội,1 người đi bộ đi trước ,sau vài phút ,tôi nổ máy ,gài số 1 ,ga nhẹ cho xe đi chậm,đến khi gặp bạn phượt,tắt máy để đó cho anh bạn ,đi bộ thay phiên nhau,tới đỉnh dốc cũng mất gần nửa tiếng ,vừa đi vừa lo sự cố kĩ thuật,cho dù xe  vừa bảo dưỡng toàn bộ.Không phải lo cướp giật hay vực sâu nguy hiểm mà nỗi lo cô đơn nơi đèo cao hoang vắng không người (duy nhất chỉ gặp một xe máy xuống dốc và chàng thanh niên cho lời khuyên là cứ gài số 1 mà đi,lên cũng như xuống )
 Trong chuyến đi tương tự 4 năm về trước,đoạn từ Bảo lâm Cao bằng về Mèo vạc ,xe cũng có biểu hiện tương tự,cảm giác lo sợ không bằng lần này ,dù lần trước trời âm u ,mưa phùn lất phất,trời ngả về chiều.
 Nhưng đã đi .phượt thì phải  luôn đặt ra tình huống gặp sự cố,không phải chuyến đi nào cũng xuôi chèo mát mái.
 Cảm giác sau khi lên đỉnh dốc này,ta thấy tứ đại đèo người ta hay ca tụng chẳng là gì cả .Tứ đại nên thay bằng  Ngũ đại đỉnh đèo.
  Bạn hãy thử xem sao,nhớ là đi xe máy ,một hoặc hai người thôi.

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016

KARAOKE AN TOÀN


Cuộc sống quanh tôi,quanh bạn có an toàn hay không ,thử điểm qua vài nét :
Cơm có thuốc chống mốc ở gạo ,bánh phở có Formon,bún có chất tẩy trắng,bánh cuốn có hàn the.
Nước mắm nhiễm asen,chất thạch tín này là của tập đoàn Massan câu kết với các nhà báo bất lương đầu độc người tiêu dùng.
Rau độc hại thế nào ,mọi người đã biết.
Nước uống thì có chì,có ruồi Tân hiệp phát.
Mỗi ngày ăn một chút ,uống một ít,5 năm ,10 năm ,vi lượng tích tụ đủ đưa con bạn vào viện K,lúc này phong bì chắc phải dày hơn vì bệnh nhân xếp hàng dài dằng dặc,
Ăn ,uống thì như vậy.còn việc đi lại ?
Bạn có thể bị ô tô của quan chức say rượu đâm chết ,như trường hợp ở Cao bằng ,Tây nguyên ,Nghệ an...thiệt thân.
Nếu không cũng bị cướp chém đứt cổ như một chị lai con nhỏ bằng xe SH ở Thái bình.
Còn nếu bạn làm ăn ,buôn bán,hãy lấy một trường hợp ở Bình dương làm gương:Một cặp vợ chồng buôn thúng bán mẹt kiếm sống qua ngày ,không chịu nộp bảo kê cho  trưởng công an phường,bị gài bẫy vào vòng lao lý,tiền mất ,án mang.
Nhưng bạn đừng tưởng cứ ngồi trong nhà là an toàn,báo đăng nhiều vụ côn đồ  xông vào tận nhà dùng dao chém cả người già ,trẻ nhỏ.Không nói đến những vụ ra tay hạ sát 4,5,6, mạng người một lúc từ Bắc chí Nam.
Đến như vui chơi giải trí cũng còn không an toàn nữa là.
Quán karaoke chưa đủ điều kiện hành nghề ,vẫn hoạt động bình thường,đúng là không phải dạng vừa .Nói thế chắc bạn hiểu.
Hát hò là nhu cầu giải trí bình thường của bất cứ ai,nhất là sau khi uống rượu phê phê ,nên sau vụ này ,mọi người hãy  rút ra bài học tự bảo vệ mình,chứ không phải đừng đi hát nữa ,mà hãy chọn chỗ nào an toàn hơn.
Còn tôi ,mắc hội chứng Denis Beckamp (cầu thủ bóng đá Hà lan sợ đi máy bay ),tôi vốn sợ cháy từ trước đây,nên rất ít đi hát (một phần cũng do chất giọng kém ).
Nay thì có cớ để từ chối rồi.
Chúc các bạn vui vẻ !

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

FACEBOOK



Tôi là một kẻ vô công rồi nghề .
Gần 60 tuổi rồi thì còn cống hiến cái con mẹ gì nữa .
Vì thế nên tôi cũng dùng Facebook.Đã 4 năm nay.
Tôi có máy tính để bàn đã hơn 10 năm.Ban đầu dùng kết nối với con gái đang đi học ở xa ,sau nữa cũng dùng cho nhu cầu học tập ,mở mang kiến thức ,đọc báo ,sau đến nhu cầu giải trí .Tôi xem phim từ Jackie Chan ,Lý Liên Kiệt ,Kim Dung tới Sex and Zen , Maria Ozawa v...v...
Đi mãi rồi cũng tới Rome,tôi đã nói với đứa cháu gái như vậy,khi nó rất ngạc nhiên thấy tôi xuất hiện trên Facebook.
Ban đầu chỉ với mục đích lưu dự phòng những tấm ảnh chụp sau mỗi chuyến đi.
Dùng quen dần ,thấy rất hay,chẳng cần phải hỏi trực tiếp ,vẫn biết sinh nhật đứa cháu A ngày nào , cháu B học trường gì hay đang có tâm sự.Mỗi bước đi của cháu C trên đường đời ,luôn có người thân bên cạnh,dù cách xa nửa vòng trái đất .Đã một hai lần tôi phải nói Thank you very much cái tay Mark Zuckerberk kia,khi những người bạn của tôi nói cám ơn tôi đã kết nối nhiều người lại gần nhau :Họ là bạn thân ,học cùng lớp ,nhưng không biết là cùng trong họ vì ở hai thôn khác nhau.
Rất nhiều người lính bặt tin nhau 30-40 năm đã nối lại tình đồng đội sau thời gian dài xa cách ,không liên lạc ,bây giờ họ như một Gia đình ,vui buồn có nhau.
Facebook giờ đây không còn là đặc quyền của giới trẻ ,cụ Lê Hiền Đức gần 90 vẫn gõ phím đều đều .Ông tướng về hưu mà mọi người cứ nghĩ chỉ biết cầm súng bắn nhau ,vẫn cho ra mắt hàng tuần những kí ức về cuộc chiến 40 năm trước trên trang cá nhân của mình,với giọng văn dí dỏm,hài hước kể chuyện thật ,bạn đọc có điều kiện nhìn cuộc chiến từ góc độ người lính cận kề cái chết ,chứ không phải qua lăng kính nhà văn thấy đầu súng trăng treo.
Thành tựu công nghệ được hơn 1 tỷ người trên trái đất ứng dụng,nếu bố mẹ cho phép con cái tự do ,có lẽ số người có tài khoản Facebook tăng lên gấp đôi .
Thấu hiểu,chia sẻ và hướng tới những điều tốt đẹp,đó là những gì Facebook mang đến.
TS Đoàn Hương (Này nó là con trai hay con gái đấy bạn ?) còn chần chừ gì nữa mà chưa đăng kí tài khoản,nếu không biết cách ,để tôi gọi anh xe ôm đầu ngõ đến hướng dẫn .

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

TIN KHÓ TIN


8h30 sáng ngày ...
Tổng biên tập tờ báo nọ đóng sập cánh cửa sau lưng,kéo chốt chặn,nới lỏng ca vát rồi quẳng không  thương tiếc chiếc cặp da đen bóng lên chiếc ghế dài ở góc phòng .Ông đang bực mình.
  Tối qua ,vừa nhận được chiếc phong bì dày cộp của một đệ tử Bí thư tỉnh nọ ,với lời năn nỷ  đừng đăng loạt bài phóng sự điều tra có đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm của cá nhân ông quan đầu tỉnh .Ông dự định đưa vào tài khoản "Căn hộ Vincom "mua căn hộ cho cô vợ không chính thức ,chưa kịp chuyển tiền thì vợ đã lục cặp ,thu luôn,nói là để đổi xe hơi cho thằng con trai duy nhất mà ông bà hết lòng cưng chiều.
  Tờ báo mà ông làm Tổng biên tập ,mang tiếng là đại diện cho nhân dân lao động,nhưng thực ra là công cụ của ông anh con ông bác đằng vợ ông ,sếp lớn Tuyên giáo.Bài vở phần lớn là  của con cháu sếp viết ,tuy nhạt nhẽo đều đều một giọng nhưng chẳng chết ai ,chủ yếu là có cớ để thanh toán nhuận bút.
 Tờ của ông dạo này ăn khách là nhờ mấy chuyên mục như TIN VỊT,TIN KHÓ TIN,CHÉM GIÓ...với giọng văn hài hước ,phê phán nhẹ nhàng nhưng sâu cay,nhìn những vấn đề  thời sự nóng hổi bằng cách nhìn  thày bói mù xem voi,nên tuy không đưa chuyện cướp của giết người ,hay  thương hiệu đồ lót Ngọc Trinh ưa thích,báo vẫn có lượng độc giả hàng đầu và trang Fan page top 1.
  Có độc giả là có tiền ,ông không cần phải cử phóng viên đi mời quảng cáo,các doanh nghiệp vẫn cử nhân viên đến đều đều,có khi chẳng cần đăng gì vẫn có phong bì,chắc là họ phòng xa,nhỡ khi cần đến ông anh con ông bác ở ban Tuyên giáo,người dưới vài người nhưng trên rất nhiều người khác...
 Ông đang hứng chí ,sắp đủ tiền mua căn hộ Vincom cho bồ nhí đến nơi,thì hôm qua giao ban báo chí Quốc doanh,(Gọi thế không đúng à ?báo của ông nhận tiền ngân sách )thủ trưởng gay gắt  yêu cầu ông ngừng ngay mấy chuyên mục kia.Ông chỉ biết dạ dạ vâng vâng.
Làm báo mấy chục năm nay ,ông cũng có chút kinh nghiệm.Không bao giờ hung hăng như bọn Hồng vệ binh viết bài chống tiêu cực ,tham nhũng,có ngày ăn đòn hồi mã thượng .Ông cũng không sa vào lối viết nâng bi lãnh đạo của mấy tay nhà báo cung đình.Viết về lâm tặc ông  tìm cách né tránh quan chức mà  ông thừa biết  chính chúng mới là bọn phá rừng,Viết về nạn mãi lộ của CSGT ông cũng đưa kết luận chung chung..thiếu gì cách nói được lòng độc giả mà không ảnh hưởng cấp trên .
Nay bắt đóng mấy chuyên mục ăn khách ,chẳng lẽ quay lại lối mòn các báo khác đang đi.
Vẫn chưa tìm được hướng đi cho tờ báo,để duy trì lượng độc giả đừng để họ quay lưng ,mà bồ thì cứ giục nộp tiền căn hộ
Hay là hỏi kinh nghiệm anh Vũ Hoa Sen :ngu gì mà không cướp giết hiếp ?Ngu gì không ngắm nốt ruồi chỗ kín Ngọc Trinh ?

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016

TRÀ SEN PHỦ TÂY HỒ


Tôi uống chè (trà )từ năm 1973,đến nay đã là 43 năm.
Năm cuối bậc học phổ thông ,phải học cả sáng ,chiều , tối để thi tốt nghiệp,học buổi tối ,buồn ngủ díp mắt,nên phải dùng chè cho tỉnh ngủ.Không có nhiều tiền nên chỉ uống loại rẻ nhất 9 hào 3 gói (thời ấy còn tiêu cả tiền xu ),pha thật đặc ,uống chỉ có vị chát,nhưng có tác dụng.
Uống lâu thành quen ,nên vào bộ đội vẫn cố duy trì.
Đóng quân ở Thanh hóa giáp Ninh bình ,nên chè lúc ấy phân phối qua hệ thống quân nhu là chè địa phương như Bãi Trành hoặc Tam điệp.Chỉ có sỹ quan mới được phân phối chè Ba đình,Hồng đào.Chè Bãi trành nước màu đỏ đậm vị chát ,còn chè Tam điệp thì nước xanh hơn một chút nhưng ngai ngái,vì là chè lá chứ không phải búp.Nhưng dù sao có nước chè uống ,thuốc lào hút cũng là tốt lắm rồi.Hồi mới đi bộ đội hút thuốc lá,3 năm sau chuyển sang thuốc lào ,rẻ tiền hơn ,hút lại phê.
Nói vậy thôi chứ thỉnh thoảng vẫn được thưởng thức chè ngon ,uống ké.Ấy là vì ông phó thủ trưởng đơn vị có vợ làm ở Ty thương nghiệp Bắc thái,lại là cán bộ cấp to (đến thăm chồng đi ô tô Com măng ca )nên đủ khả năng cung cấp cho ông chồng nghiện (nghiện chè thôi ).ông chỉ uống nước đầu ,còn sau giải phóng cho lính tráng.
Chuyển đơn vị thì lại dưới trướng anh Y sỹ đồng hương nhưng vợ cũng ở Thái nguyên .Mỗi lần về phép ,trở lại đơn vị là ông chiêu đãi anh em một ấm chè Thái,đựng trong lọ (vốn là lọ thuốc Sunfamit ) nhựa màu đen ,chứa được gần lạng chè.Những ngày sau đó,khi có sỹ quan đến chơi ,ông mới đem ra đãi khách quý,lắc lắc chiếc lọ ,ông nói Còn ấm pha nốt.có khi uống cả tháng chiếc lọ chè Thạch sanh của ông lúc nào cũng vẫn chỉ còn có một ấm đem ra pha nốt.Tình cờ gặp lại ông sau vài chục năm ở bênh viện A Bắc thái,ông lấy chai nước khoáng La Vie ra mời ,nhưng kì thực lại là rượu,quen mồm mình vẫn hỏi thế anh không còn ấm chè nào à ?
Sau này thì uống chè Thái của anh y sỹ đồng nghiệp.cùng đơn vị từ năm 1975 đến năm 1985.
Năm 2014 đến thăm lại anh ở huyện Phú bình mới biết đây không phải vùng chè,nhưng ngày xưa ,người ta không gian dối ,xảo trá như bây giờ ,nên chè Thái nguyên mua ở Phú bình vẫn ngon,40 năm bây giờ chép miệng vẫn thấy vị ngọt đậm tự nhiên của chè,chứ không phải vị ngọt Vedan...Người làm chè bây giờ còn cho cả phân lân vào cho nặng cân,chứ mì chính là còn tốt.
Chục năm sống xa Tổ quốc phải uống chè đen một vài năm đầu ,nhưng sau này giao thương thuận tiện,thứ gì Việt nam có thì bên kia cũng có.Chè Thái nguyên vẫn là thứ đồ uống mà Coca Cola hay Lipton không thể thay thế.Biết là uống chè bây giờ là uống cả hóa chất,nhưng vẫn tặc lưỡi cho qua.
Một thói quen còn khó thay đổi đến thế,huống chi những thứ cao siêu như học thuyết này chủ nghĩa nọ...
P/s : đến thăm một người bạn ở phủ Tây hồ,được bạn tặng chục gói trà sen Tây hồ , trà ướp bằng cách bóc từng cánh hoa sen (khi còn là nụ ,chưa nở bung )nhét từng nhúm nhỏ chè vào ,lật cánh hoa trở lại cho kín chè bên trong ,lấy dây mỏng quấn chặt sau khi dùng lá sen bọc bên ngoài,rồi để trong ngăn đá tủ lạnh.Hương sen (đây là sen đầm Trị ,phủ Tây hồ ) thấm dần vào chè một cách tự nhiên,nên vị sen khác hẳn với chè ướp sen đóng gói nhỏ,bán sẵn do các công ty chè sản xuất theo lối công nghiệp.
Các bạn con ,cháu bà Liễu hạnh ơi ,Chiều thu Hồ tây ,gót sen quá bước ,tới đền Kim ngưu,hay phủ Tây hồ bên cạnh,hãy mua thử một vài gói trà sen về cho chồng hay bố chồng thưởng thức (tôi quan niệm trà chỉ dành cho đàn ông ).
Biết đâu bạn sẽ giành thêm điểm .

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

FORMOSA


Rốt cuộc hôm nay 30-6-2016 Chính phủ cũng chính thức công bố kết luận về vụ cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung cách đây 3 tháng.Thảm họa môi trường này mang tên FORMOSA.
  Một công ty của Trung hoa dân quốc (Đài loan )vốn có nhiều tai tiếng về ô nhiễm môi trường ở những nơi họ đầu tư nhà máy ,xí nghiệp ở nhiều quốc gia,nay làm nhà máy thép ở Vũng áng -Hà tĩnh.Khi vận hành thử gặp sự cố về hệ thống xử lý chất thải nên gây  hậu quả  về môi trường đặc biệt nghiêm trọng ở 4 tỉnh miền Trung từ Hà tĩnh trở vào.
  Nếu như  sự việc xảy ra vài chục năm trước,chắc mọi người không biết,vì  thông tin chỉ có ở báo quốc doanh.Họ nói sao ,dân nghe vậy.Tôi cũng đã từng tin Lê văn Tám tẩm xăng vào người rồi châm lửa đốt kho xăng địch.Câu chuyện Em bé đuốc sống không biết còn được in ở sách giáo khoa bậc Tiểu học hay không ?
  Ngày nay ,nhờ có Internet ,nhờ có mạng xã hội,câu chuyện cá chết không chỉ của riêng Hà tĩnh  hay miền Trung.Nó còn làm cho chính dân Đài loan phẫn nộ.
   Vậy mà khi sự việc vừa xảy ra ,khi mọi nghi ngờ có cơ sở hướng về FORMOSA,thì có một vị  Bộ trưởng vội kết luận tại thiên nhi
ên (thủy triều đỏ ) chứ không liên quan đến doanh nghiệp ngoại quốc.
  Nhiều quan cấp tỉnh còn nhảy xuống tắm biển hay ăn hải sản để khẳng định biển vẫn an toàn.
  Nếu kết luận họ nhận tiền của FORMOSA để lái dư luận theo hướng khác thì hơi vội.Nhưng nếu thấy khi có thảm họa ,họ không đứng cùng Nhân dân thì chắc không sai.
  Lỗi của FORMOSA ,họ đã nhận và cam kết chi 500 triệu  USD để bồi thường và khắc phục hâu quả.(Việc này chắc chắn sẽ dẫn đến FORMOSA -2 về việc chia tiền). (Sự cố tràn dầu ở vịnh Mehico Công ty BP của Anh quốc phải bồi thường phía Mỹ gần 20 tỷ USD )
  Lỗi từ phía chính quyền ,mỗi người nhìn nhận theo cách khác nhau.
  Khi cấp phép cho doanh nghiệp này thuê đất,luật quy định thời hạn 50 năm ,lãnh đạo ưu ái cho 70 năm.Tốt đến vậy ư ?Vô tư đến vậy ư ?Cách đây một hai chục năm,chỉ có đọc báo Quốc doanh thôi,tôi, một người văn hóa trung bình ,sống ỏ nông thôn ,còn nhận thức được vấn đề ô nhiễm môi trường là thách thức với những nước đang phát triển ,vậy mà nay lãnh đạo toàn tầm cỡ Giáo sư,Tiến sỹ,chẳng lẽ họ nhắm mắt kí bừa.Chị tạ Bích Loan ơi,hãy hỏi họ một câu hộ em  : động cơ gì ?động cơ gì ?...
  Khi thảm họa xảy ra Formosa có thể là người đầu tiên biết nguyên nhân,không cần tới gần 3 tháng để kết luận ,có thể gần 60 ngày về sau là thời gian đàm phán ,mặc cả ,chia phần của những người trực tiếp tham gia vào vụ việc này ở  cấp Trung ương.Nếu không nhận  được chút gì có lợi cho mình,đàm phán chẳng lâu đến thế,vì càng để lâu ,sự căm phẫn trong dân chúng càng tăng lên.
  Thời gian trôi đi ,nước biển Thiên cầm sẽ trong xanh trở lại,nhưng phải mất vài chục năm để phục hồi hệ sinh thái dưới đáy đại dương.Hậu quả thì người dân Hà tĩnh đã lãnh đủ từ hôm nay.Không chỉ vậy ,con cháu họ chắc chắn sẽ phải đối mặt với những thảm họa khó lường.
  Sống chết mặc bay,tiền tao đã nhận .
Chế độ nào ,con người ấy.Lỗi không phải ở con người ,lỗi ở hệ thống.

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

NGƯỜI VIÊT và CÁCH XƯNG HÔ


Câu chuyện thứ nhất :
Năm ngoái ,có mấy vị khách từ Hà nội về quê  chơi,một trong số đó là bạn  của bố tôi vài chục năm trước,kém bố tôi vài tuổi nhưng chơi với nhau lúc nhỏ,coi nhau như bạn tuy vẫn xưng hô anh em.Ông đã về nhà tôi vài lần,nay dẫn em trai về thăm nơi em ông cất tiếng khóc chào đời (Gia đình ông từ Hà nội ,sơ tán về quê ,lúc ấy gọi là đi tản cư).
  Theo lễ nghĩa nhà quê mà tôi được giáo dục từ nhỏ,tôi gọi em của ông bạn bố tôi là chú,dù chỉ hơn tôi chục tuổi.Nhất tuế vi huynh ,thập tuế vi phụ Gọi như thế cũng thấy ngượng,may mà ông kia nói luôn :gọi là anh thôi.Từ đó ,câu chuyện cởi mở hơn,cho dù có lúc cảm thấy hơi buồn cười :hai anh em ,một người gọi chú ,một người gọi anh.(Chú em của bạn bố tôi là một vận động viên nổi tiếng,đã  từng có huy chương vàng SEAGAME ,đi ra nước ngoài nhiều ).
Câu chuyện thứ hai :
Trong lần đi đưa tang mẹ một người bạn,có nói chuyện với một quan chức của tỉnh(làmột trong số quan đầu tỉnh nhưng là cháu người đã mất nên đi đưa tang,nếu quan hệ sơ sơ ,họ chỉ đến viếng vài phút rồi lên xe máy lạnh luôn ),vị này hơn mình 4 tuổi nhưng muốn mình gọi là chú,lý do là có quen bố mình khi ông công tác ở phòng Văn hóa Thông tin huyện,ông còn trẻ ,phóng khoáng như thường thấy ở dân văn nghệ,nhiều em gọi ông già mình là anh xưng em ,cũng gọi mình là anh xưng em.Vị  cán bộ kia có thể chỉ nói đùa,cũng có thể là tư duy lũy tre làng không bỏ được,vậy thì thôi ,không nói chuyện nữa,coi như không quen biết.Lần khác gặp lại cũng ở một đám tang ,mình nhìn thấy nhưng ngoảnh đi chỗ khác.
  Ở làng quê Bắc bộ,việc tranh cãi ngôi thứ trong cách xưng hô là vấn đề muôn thuở,trước kia đã thế ,bây giờ vẫn thế .
Nếu bạn đã xem vở chèo cổ Súy Vân giả dại sẽ thấy đoạn hai anh hề đi ăn cỗ lý luận về quan hệ họ hàng :Tổ sư bố cô mày và Tiên sư mẹ bác tao có họ,cho nên tao cũng có họ để đi ăn cỗ nhà cô mày (thực chất đây là câu chửi ).
  Ngày nay ,nếu bạn đi ăn cỗ ở nhà quê cũng sẽ bắt gặp những điều tương tự :
Ông phải gọi tôi là anh đấy .
Tạo họ Phạm ,mày họ Trần sao tao phải gọi mày như vậy ?
Vợ ông là cháu gọi ông chú rể đằng họ mẹ tôi là bác,ông không biết à?
Hoặc mẹ vợ mày là người họ nhà tao ,ở chi dưới,tao chi trên...
Cũng có khi ,hai chàng rể họ Nguyễn ngồi cùng mâm ,vừa uống rượu vừa gầm ghè nhau,vì thằng rể nhiều tuổi lấy em ,thằng rể ít tuổi lấy chị,hai chị em chỉ là cùng họ,có khi gặp nhau cũng chẳng chào nhau bao giờ.Vậy mà thằng ít tuổi cứ xưng anh với thằng nhiều hơn mình cả chục  tuổi,
Nếu bạn gặp  trường hợp phải gọi  một người chỉ bằng tuổi con mình ,không liên quan đến họ nội  (họ bạn ghi trong giấy khai sinh )là bác ,là chú ,là anh ,là chị ,chỉ vì thằng nhãi ranh này hay con ranh nọ(ấy là sau này bạn kể cho người khác nghe với giọng tức tối,bạn mới gọi như vậy )có liên quan đến họ của  bà ngoại bạn,mẹ bạn,vợ bạn...
Thật là khó phải không ?
Còn tôi ,hậm hực với chuyện này,nên đã tìm đọc Thọ mai gia lễ,hỏi tìm lời khuyên của các bậc đức cao vong trọng,tìm hiểu phong tục tập quán dân tộc này,dân tộc khác trên đất nước Việt nam,học cả Ngoại ngữ  xem  Tây nó xưng hô với nhau thế nào,mà vẫn chưa tìm ra câu trả lời thích hợp.
Vậy thì cứ theo cách này :Tuyệt đối tuân thủ quy tắc xưng hô trong họ nội (theo Gia phả ).Bé bằng củ khoai ,cứ vai mà gọi.
Ngoài ra ,hãy học hai đứa trẻ con xưng hô với nhau  khi chúng gặp nhau lần đầu.

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

OBAMA-MẠNG XÃ HỘI ...


Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa kỳ đến thăm Việt nam vào thời điểm diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội Việt nam.
Cả hai sự kiện đều quan trọng và thu hút mọi người theo những cách khác nhau.
Bầu cử Quốc hội là ngày hội non sông ,đi đâu cũng thấy rực màu cờ đỏ,băng cổ động tuyên truyền,ngân sách tiêu tốn 3500 tỷ đồng để vài hôm nữa công bố kết quả đã soạn sẵn từ vài tháng trước.Dù chi hàng ngàn tỷ đồng  để đạt mục đích,nhưng nếu có cái nhìn khách quan sẽ thấy càng  ngày ,hoặc người ta càng thờ ơ với những gì đang diễn ra,hoặc mối  quan tâm của mọi người càng ngày càng xa vời với mối quan tâm của lãnh đạo.
Khi người ta mất dần niềm tin vào một điều gì đó,họ tìm một niềm tin khác  dù xa vời và hơi viển vông.Chuyến thăm Việt nam của Tổng thống Mỹ thu hút sự quan tâm của mọi tầng lớp xã hội từ Bắc chí Nam có lẽ cũng là một phần thể hiện phản ứng của người dân trước hiện trạng xã hội hiện nay.
  Những cuộc viếng thăm chính thức của lãnh đạo siêu cường như Nga ,Trung quốc ,Hoa kỳ bao giờ cũng là những sự kiện  chính trị quan trọng mà qua đó giới lãnh đạo Việt nam muốn định hướng dư luận theo đường lối ghi trong nghị quyết.
Năm trước có cuộc viếng thăm của Tập Cận Bình,Tổng bí thư và là Chủ tịch nước (Trung quốc ),cho dù huy động  hết công suất bộ máy tuyên truyền để làm dịu bớt sự căng thẳng trong dân chúng về thái độ của anh bạn láng giềng phương Bắc về vấn đề biển Đông ,kết quả cũng không được như mong đợi :Người dân Việt hiểu  rằng  Tàu cộng nói  một đằng ,làm một nẻo.Dã tâm nuốt trọn biển Đông của Trung quốc ,bây giờ đứa trẻ Việt nam cũng thấy rõ.Phần lớn người dân không mong đợi gì ở cuộc viếng thăm này.Nếu cho dân biểu tình ,tôi chắc số người tham gia sẽ đông như đi hội chùa Hương.
Nhưng cuộc viếng thăm của ông Obama vừa diễn ra thì khác.
Được gặp và đón tiếp Tổng thống cường quốc số 1 thế giới  chắc là mong muốn của  giới lãnh đạo  tất cả các nước ,chứ không riêng lãnh đạo Việt nam.Có lẽ vì nguyên do chỉ vài người mới hiểu thực chất thôi,mà Quốc hội Việt nam khóa cũ có cuộc bầu chọn lãnh đạo khóa mới,việc chưa từng có từ trước tới nay.Có cần thiết phải làm vậy không ?Câu trả lời  hãy hỏi ở những người vừa đón tiếp vị khách đặc biệt ...
Chẳng cần thảm đỏ ,chẳng cần đại bác,chẳng cần tuyên truyền quảng cáo rầm rộ,chuyến thăm của Ngài Tổng thống vẫn được đa số người dân chào đón chân tình.Có khi vượt ngoài tầm kiểm soát của tuyên huấn,thế nào chả e ngại có sự so sánh của anh bạn phương Bắc về thái độ của dân Việt với hai cuộc viếng thăm ?
Dư luận trên mạng xã hội hết lời ca ngợi cá nhân Tổng thống,người ta không biết đến việc cha Lý vừa ra tù,quên luôn cá chết...chẳng để ý đến kết quả bàu cử...
Tôi thì cho rằng Vụ lễ tân Bộ Ngoại giao Hoa kỳ hoặc Văn phòng Tổng thống có những chuyên viên làm việc nghiêm túc.Không biết có ai có học vị Tiến sỹ hay không,chứ việc họ tìm cho Tổng thống vài câu trích dẫn từ lịch sử tới âm nhạc,hay tâm lý người Việt chứng tỏ họ đều là những người uyên bác.
Chứ không như mấy anh chuyên viên Việt nam COCC ,ra lệnh ngăn Ông A ,cô Trang ,không cho họ đến gặp Tổng thống .Yêu nhau như thế bằng mười hại nhau.
Ông Obama đã sang Nhật,chắc đó mới là đích chính của chuyến công du,nhưng ấn tượng ông để lại ,tất cả những nhà lãnh đạo trên thế giới đến thăm Việt nam đều thèm muốn,nhưng khó đạt được.
Tôi thì nhận thấy sự lan tỏa ghê ghớm của  mạng xã hội (Facebook )và hy vọng đến một ngày nào đó có một mùa xuân Ả rập ở Việt nam.

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

BẦU CỬ


Lần đầu tiên tôi đi bỏ phiếu bầu Đại biểu Quốc hội là năm 1976,khi đang là y tá ,đội điều trị 20 ,cục Hậu cần Quân đoàn 1.
Đơn vị đóng quân ở ngoại vi thị xã Ninh bình.
Trong danh sách đề cử ,có một nữ chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp,26 tuổi.Tôi không hiểu ,giới thiệu bà này vào Quốc hội để làm gì ?
Bầu thì bầu,chứ chẳng thấy  nghĩa vụ thiêng liêng hay niềm vui phấn khởi ngày hội non sông cái con mẹ gì.
Đó cũng là lần duy nhất đi bỏ phiếu, các lần sau hình như đi làm nhiệm vụ bảo vệ,vì còn nhớ lính tráng vác theo AK47 đến khu vực bầu cử,lúc này đóng quân ở Ba vì Hà nội.
Sau đó đi lao động xuất khẩu ở CCCP (Liên xô,sau này là Liên bang Nga )ở tận vùng Xiberi xa xôi,hơn 10 năm ở đó ,báo tiếng Việt không có truyền hình Nga ít đưa tin ,nên cũng ít biết về bầu cử ở Việt nam.Hình ảnh gần gũi ,thân thương là George Whasington in ở tờ tiền Mĩ,chứ Việt nam ai trúng ai trượt ,sao biết ?
Nói như vậy không phải là không quan tâm tới bầu cử ,tới chính trị trong nước.Đơn giản là thông tin ở vùng thâm sơn cùng cốc này rất  nghèo nàn,thỉnh thoảng có tờ báo người Việt in ở Moscow tranh nhau đọc tới rách thì thôi.
Nhớ lần nước Nga có cuộc bầu Tổng thống,kênh truyền hình độc lập HTB đưa tin trực tiếp,phóng viên của họ có mặt từ  Kaliningrat cực Tây nước Nga tới Vladivostock Viễn đông xa xôi ,chênh nhau 7 múi giờ ,nên phải  chờ tới 2-3h sáng mới có kết quả sơ bộ.Mình vẫn thức để theo dõi ,chỉ mong lãnh tụ Cộng sản Ziuganop thắng cử,không thích Enxin trúng,vì ông này làm tan rã Liên bang xô viết,thành trì của phe XHCN,người anh cả ,chỗ dựa vững chắc của Việt nam.Chắc có lẽ cũng có gian lận trong kiểm phiếu nên Enxin thắng sát nút :Lớp trẻ ít đi bầu (Những người này ủng hộ Enxin ) ,lớp già vẫn luyến tiếc một thuở huy hoàng đã tắt,nên phe cải cách chưa chắc đã ăn đứt phe bảo thủ.Tuy họ vẫn công nhận xã hội mới hơn hẳn những gì họ đã thấy ,đã sống.Thay đổi nhận thức đã hằn sâu trong não là điều rất khó.
Trở về Việt nam năm 2001 ,nhưng tới năm 2004 mới tiếp cận CNTT,Internet.Mới nhận thấy rằng từ trước tới nay,mình chỉ nhận được sự tuyên truyền có định hướng từ một phía.
Bây giờ có Internet,mình tự lọc thông tin và rút  ra kết luận,không bị chi phối bởi tuyên huấn quốc doanh nữa.
Nhìn nhận về bầu cử cũng thay đổi,nếu thấy công bố kết quả 98% cử tri đi bỏ phiếu,kết luận của mình đó là trò hề.
Có đúng vậy không khi kỳ bầu cử trước,hội trưởng Cựu chiến binh đến nhà vận động ra bỏ phiếu,vợ biết quan điểm của mình nên bảo bác CCB bỏ giùm.
Lần này không thấy họ đến nhà hoặc nhờ ai chuyển thẻ cử tri tới,cả bố mẹ mình cũng vậy,cũng không thấy ai đến gọi đi bầu cử như những lần trước.Chắc cô em dâu làm giúp tất tần tật.
Buổi trưa ra bến sông ,hỏi bà chị dâu trong họ đã đi bỏ phiếu chưa ,chị trả lời bên này bà bỏ  cho cả nhà rồi (bà làm trong hội người cao tuổi )
Có thể khẳng định 99% rằng ở nông thôn ,nếu nhà nào có tới hai người đi bỏ phiếu,chắc chắn cả hai đều làm cán bộ từ cấp thôn ,xóm trở lên.
Có cả trường hợp vừa bỏ phiếu ở công ty ,vừa bỏ phiếu ở nhà.
Bầu ai ,gạch bỏ ai đã có cán bộ bầu cử hướng dẫn.
Thế nên nếu có lãnh đạo nào tuyên bố rằng Việt nam bầu cử rất dân chủ ,dân chủ đến thế là cùng ,hãy hiểu rằng dù bạn tẩy chay bầu cử,sẽ có người khác giúp bạn thực hiện quyền công dân.
Cá chết mặc cá,ô nhiễm mặc sông .Đảng chăm lo bầu cử giúp bạn ,thế cũng được an ủi phần nào rồi còn gì ?

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

BẠN BÈ-ĐỒNG ĐỘI


                           
  Ngày ở bên Nga ,học được câu ngạn ngữ Nga :đừng có 100 rúp ,hãy có 100 người bạn .
  Vận dụng câu này trong nhiều lần tiếp xúc ,trò chuyện với người Nga,họ rất thích,và chiếm được cảm tình của họ nhờ những hiểu biết chút ít về văn hóa Nga…
  Như  vậy có thể thấy  một điều :ở đâu trên trái đất này cũng đều quý trọng tình bạn hơn những giá trị vật chất khác.
  Nhưng mỗi người có cách nhìn khác nhau về bạn bè.
  Tôi thì chia ra mấy loại sau :
  Bạn học :Cùng nhau cắp sách tới trường ở tuổi ngây thơ ,hồn nhiên ,trong trắng,lúc này nhìn cuộc đời toàn màu hồng ,không lo toan suy nghĩ,sau vài chục năm ,họp lớp ,gặp nhau mới nhận ra chân giá trị.Những người quý trọng điều này thì dù sau này đối mặt nhau vẫn tôn trọng tình cảm ngày xưa để đưa ra quyết định,dù rất khó.Chẳng hạn  Công an –Tội phạm hay Kẻ thắng Người thua trong cuộc chiến ,điều này vẫn luôn xảy ra.
  Bạn chiến đấu :Những người trong cùng một đơn vị quân đội (tiểu đội,trung đội,đại đội …)cho dù không cùng tuổi ,không cùng nhập ngũ ,nhưng có khoảng thời gian dài cùng nhau ,cận kề cái chết  :tôi bị thương ,bạn cõng tôi ,vừa đi vừa làu bàu ,chửi nhau :Mẹ mày !nặng như cùm thế này thì tao làm sao đưa mày đến trạm (Quân y tiền phương ),anh bị thương :Mày sóc bố mày thế này thì bố mày sống sao được mà về đến trạm.Đấy ,tôi được nghe câu chuyện này của đôi bạn già tuổi 70,hai người chênh nhau  3 tuổi,bây giờ xưng hô anh em ,nhưng lúc ở Quảng trị năm 72 cứ mày tao chi tớ như thường.Bây giờ họ vẫn gặp nhau hàng năm  trong hội Cựu chiến binh  đơn vị ,cho dù cách xa nhau hàng trăm cây số:người Hà tĩnh  ,người Quảng ninh ,Hải phòng…
  Bạn làm ăn :Buôn có ban,bán có phường .Liên kết làm ăn về kinh tế thì đôi khi bạn trở thành kẻ thù.Khi  hai người buôn cùng mặt hàng ,cửa hàng lại cạnh nhau,ắt sẽ dẫn đến mâu thuẫn trong kinh doanh nếu không biết kiềm chế,nhường nhịn và có cách nhìn hạn hẹp về tình (bạn ) và tiền.Nói như vậy không có nghĩa là không có bạn trong môi trường này,nếu biết quý trọng những giá trị mà tiền không thể đem lại,vẫn có thể gắn bó dài lâu.
  Ngoài ra ,còn có bạn cùng cơ quan (đồng nghiệp ),cùng quê (đồng hương ),cùng tổ chức chính trị (đồng chí)…
  Những ai tham gia mạng xã hội (Facebook )còn có bạn ảo,chỉ quen biết nhau qua mạng ,tri nhân ,tri diện ,bất tri  tâm .
  Nhưng dù là bạn ảo ,nếu chúng ta quan tâm đến nhau ,vẫn có thể trở thành giá trị thực ,làm cho bạn trở nên giàu có :Giàu vì bạn.
  Có thể bạn nhiều tiền nhưng chưa chắc bạn đã giàu .
Còn tôi ?

Hân hạnh giới thiệu những người bạn của tôi,đó là tài sản của tôi.
PS Đoạn này giới thiệu Album Bạn bè Đồng đội trên Facebook nên có hai câu cuối.

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

NGƯỜI TỬ TẾ


    Bỏ không theo dõi chương trình Thời sự trên Đài truyền hình quốc doanh đã lâu ,nhưng vẫn biết vừa qua có  vài người treo ấn ,từ quan muốn làm người tử tế .
      Tưởng đơn giản ,nhưng khó đấy !
 Nhất là ở Việt nam ,dưới chế độ Cộng sản.
Tuần trước ,ngồi uống bia cỏ ở vỉa hè ,nghe được câu chuyện này :
Ông xe ôm ,tuổi đã 76 ,một hôm đi qua phố Nguyễn Xiển Hà nội ,xe hỏng máy,dắt một đoạn tới tiệm sửa ven đường,thợ xem xét và phán hỏng dây dẫn xăng (xe ga ) thay mất 120 000đ.
Hôm khác lại hỏng y như vậy,nhưng là đường dẫn xăng khác chứ không phải dây mới thay.Thay mới.thợ sửa tính 70 000đ.
Thắc mắc chuyện này với anh thợ,được giải thích 70 000đ là có cả công ,cả lãi tiền bán dây trong đó rồi.Lấy đắt hơn gọi là gì thì chắc ông biết .
Một lần tình cờ đi qua phố này,ghé vào tiệm mới  biết anh thợ cùng quê Hà nam,anh bạn trẻ này đưa cả vợ con ở quê ra ,thuê nhà ,kiếm sống .Chồng sửa xe ,vợ phục vụ
 quán ăn,hai con đang học Tiểu học ,Trung học cơ sở.Cuộc sống tạm ổn.
Cũng như bao gia đình từ các miền quê khác về Hà nội mưu sinh,họ phải trả tiền thuê nhà hàng tháng,tiền điện nước tính riêng,giá nhà nước đã đắt ,chủ nhà còn tính đắt hơn.
Làm đăng kí tạm trú phải có phong bì cho cảnh sát khu vực,thỉnh thoảng ,tiệm sửa xe còn bị các anh Hình sự ,Kinh tế đến kiểm tra xem có tiêu thụ xe gian hay không,anh là người biết điều ,nên họ đến chốc lát rồi đi,hẹn ngày quay lại.
Có lần đi thử xe của khách,quên đội mũ bảo hiểm,hơn 100m đã có CSGT chờ sẵn,thế là mất  toi  xuất sữa của con chiều nay.
Tối đến,con xin tiền đi hoạt động ngoại khóa ,tham quan trang trại do trường tổ chức,khổ nỗi xem mấy con trâu ,con bò,trẻ con thành phố thì còn lạ lẫm,chứ con anh ,hè nào chúng chả về quê cưỡi trâu ,tắm sông.Không đi không được,vì có lần anh không cho con đi học thêm ở lớp do cô mở ,hâu quả nhãn tiền.
Rồi anh kể có lần hai đứa rủ nhau ốm cùng một lúc,phải bắt taixi vào viện cho nhanh,đến cổng bảo vệ còn gây khó dễ vì thấy xe lạ,lái xe mới chưa biết lệ,anh lại phải rút ví... mới cho vào...Muốn con nhanh khỏi ,phải mua kháng sinh mạnh ở hiệu thuốc do Bác sỹ hướng dẫn,rồi thì quà cho y tá ,điều dưỡng...
  Vợ nghỉ trông con ốm vài ngày ,chủ quán ăn trừ luôn nửa tháng lương,chị than phiền ông chủ gian manh,chặt thịt gà thịt vịt cho khách bao giờ cũng bớt lại vài miếng ,dù khách đã trả tiền cho cả con,đã bán đắt một gấp đôi lại còn bớt xén,tham đến thế là cùng.Nên thỉnh thoảng chị cũng lấy vài miếng về cho con...
Nhà anh chị thuê ở gần ngoại ô,nơi còn chưa đô thị hóa dù đã là phường, dân trồng rau cung cấp cho các chợ,biết cách làm rau bán của họ ,nhưng đành nhắm mắt mua,nếu không ,biết ăn bằng gì để sống.
Hỏi họ có biết Vinashine,Vinaline là gì ,họ không biết.Tôi nói đùa nhà chị 4 người ,nợ công bây giờ là 4 /29 000 000 =116 triệu,sau này con chị phải trả. Chị tròn mắt Ai vay thì người ấy  trả ,tôi vay bao giờ mà bắt con tôi trả.
Đọc câu chuyện này ,bạn có thấy ai là người tử tế không ?
Nhưng có bao giờ bạn đặt câu hỏi  : xã hội này có làm cho ta tử tế hay không ?


Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

ÔNG VUA CỞI TRUỒNG và MỐT ĂN MẶC


      Nhờ  Internet nên câu chuyện về ông vua cởi truồng  ai cũng biết.Có điều mỗi người cảm nhận theo cách khác nhau.Bài này bàn về  mặc theo mốt hay  theo cách của mình (nhân xem một đoạn Video cuộc gặp thượng  đỉnh Mỹ -ASEAN )
    Nhớ lại hồi đi học (năm 1972) sơ tán vì Mỹ đang ném bom miền Bắc,quy định của nhà trường học sinh phải mặc áo sẫm màu,hoặc có khăn choàng ngụy trang nếu mặc áo trắng.Mình vẫn chấp hành nghiêm.Hôm ấy vừa có chiếc áo trắng cộc tay mới ,mặc ngay đến lớp,chắc muốn khoe nên không để ý đến khăn choàng.Thật không may đúng hôm có phái đoàn kiểm tra của trường về việc phòng tránh máy bay địch ,cả lớp chấp hành tốt,chỉ riêng mình lạc lõng với chiếc áo màu trắng không có ngụy trang.Bị phê bình tại chỗ và cũng mất điểm luôn với thày chủ nhiệm.
  Vào bộ đội ,tất cả phải theo khuôn mẫu,quần áo rộng hay hẹp cũng không được sửa chữa theo ý mình,vậy mà mình và một vài anh bạn vẫn sửa lại thành áo chít gấu ( Blouson ),quần cũng thu ống nhỏ lại cho đỡ thùng thình,mặc có đẹp hơn nhưng lãnh đạo nhìn thấy là ghét rồi.
  Những năm 80,mốt là quần Pho ,áo bay.
Bộ đại cán vải pho chỉ sỹ quan trung cấp mới được phát.Còn áo bay là áo của sỹ quan quân đội Liên xô,ai học bên đó đem về,chứ sỹ quan cao cấp của Việt nam  cũng không  có.
  Mình là y sỹ quân nhân chuyên nghiệp ,được cấp phát bộ quân trang nào ,bán tất,rồi cũng đủ tiền mua một bộ pho tá (Bộ đại cán cấp cho sỹ quan cấp tá )
Áo bay cổ mềm ,màu xanh cốm ,số 27-31 quyết mua cho bằng được ở chợ giời (chợ Hòa bình ) cho dù không còn là hàng nguyên hộp,nhưng mặc vào cũng đủ nổi bật giữa chốn đông người .
  Những thứ  bây giờ nông dân cũng không mặc nữa,nhưng lúc ấy là mốt ,là đẳng cấp ,gọi là bộ Quân khu :Quần pho,áo bay ,dép cao su xỏ đủ 4 quai.Chiều thứ bảy ra bến xe Sơn tây bắt xe về Hà nội.Đợi xe chuyển bánh mới nhẹ nhàng nhảy lên,phụ xe ít khi hỏi tiền.Trông mặt mà băt hình dong,loại này  đầu trộm đuôi cướp ,chắc gì lấy được tiền của chúng nó.Cũng có lần phụ xe hỏi tiền ,bảo đi nhờ rồi cũng thôi.
  Đến năm 85 sỹ quan có dạ tá ,mình cũng sắm luôn.Bộ này mua của  ông chỉ huy cũ quê Hải dương , bán để lấy tiền đong gạo đưa về quê.Mặc bộ này còn oách xà lách hơn pho tá !
  Năm 89 đi xuất khẩu lao động,trút bỏ bộ này là chẳng còn thứ gì gọi là tài sản của hơn mười lăm năm  binh nghiệp.
  Sang Liên xô,có điều kiện ,có tiền thì lại chẳng biết cách mặc.
Về phép lần đầu ,mua bộ Comple,về nhà mặc mới thấy rộng.Trông như anh nông dân thiếu ăn.
  Sang đó,vào ngay tiệm may đo cắt chiếc áo mới,dù tiền công đắt gấp 2-3 lần tiệm may phổ thông khác cùng khu nhà dịch vụ công cộng  này.Mặc bộ này trông đỡ quê hơn.
Chuyện  thế mà đã hơn 20 năm.
Bây giờ chỉ thích mặc bò hoặc thể thao,đi phượt,chứ không thích đóng bộ ,đọc điếu văn  (không phải quan chức thì làm sao được đọc diễn văn )
  Thỉnh thoảng xem Tivi,thấy VIP dáng đi khệnh khạng,tay lúng túng cài khuy áo Vest ,mình cười khẩy,nghĩ bụng :Chắc mải làm tình với em thư kí hay thực tập sinh,đến giờ đón khách không kịp cài khuy,để hở khóa quần,thế mà thằng khác vẫn phải học theo,chẳng khác ông vua trong chuyện cổ tích của Anderxen.
  Vậy mà đúng.
Câu chuyện cài khuy áo Vest có  xuất xứ cách đây vài trăm năm  ,khi một vị vua nước Anh vì béo quá không cài được khuy áo Vest (áo có 2 khuy )nên ngày nay ,các nguyên thủ quốc gia thường không cài khuy dưới nếu áo 2 khuy,hoặc chỉ cài khuy giữa nếu áo 3 khuy.
Lại liên tưởng đến buổi chầu Thiên tử  (người đồng chí phương Bắc ) của lãnh đạo nước nhà ,cà vạt một màu đỏ rực,có phải ngẫu nhiên không ?Không đâu .
Chắc hẳn Lễ tân phương Bắc gọi điện ,nói rằng ngày mai anh Tập thắt ca vát đỏ đấy.hiểu không ?
Khi bạn làm lãnh đạo ,phải tuân thủ quy tắc ngoại giao ,bạn không được mặc theo ý mình nữa.
Các bạn trẻ ! Hãy cứ mặc quần bò áo Vest ,đi giày thể thao ,miễn là thấy hợp với vóc dáng,chứ đừng đóng bộ cứng nhắc như những ông già.
  Còn tôi ,tôi vẫn mặc Comple cài đủ 3 khuy theo ý mình,dù không hợp mốt.Về phương diện này ,tôi là người bảo thủ.
  Thà vậy còn hơn học theo ông vua cởi truồng !






Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

ĐẠI HỘI ĐẢNG

ĐẠI HỘI ĐẢNG
Những ngày đầu năm 2016,những người Cộng sản tổ chức đại hội của họ.Đảng này có chừng 3 000 000 người trên tổng số 90 triệu người Việt.
Nếu là Đại hội của Công ty bán hàng đa cấp,thì chắc ít ai để ý.
Nhưng là Đại hội của những người chèo  lái con thuyền chở nhân dân Việt nam đến bến bờ của CNXH,nên đừng nói là tôi không quan tâm nhé !
Chỉ là mỗi người quan tâm theo cách khác nhau thôi.
Nhớ lại 40 năm trước,khi còn là binh nhất binh nhì trong quân đội nhân dân Việt nam ,nghe tiếng loa phóng thanh truyền đi tin Đại hội Đảng sắp được tổ chức,cảm giác của mình cũng như phần lớn thanh niên cùng thế hệ ,ở miền Bắc là háo hức  chờ  đón một sự kiện trọng đại.
Đất nước vừa thống nhất,hòa bình rồi ,bây giờ chung tay xây dựng,viễn cảnh đã được nhà thơ Tố Hữu vẽ ra ,ai mà không muốn.
Hồi đi học ,thấy anh Lê Mã Lương nói cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù,nên mình đi bộ đội cho bằng được,gian lận cả về tuổi,cả khi đi khám sức khỏe cũng nhờ bạn khám thay,vì lần khám trước đã trượt về thể lực.
Những bài học vỡ lòng về chủ nghĩa Mác-Lenin mà tôi nhận thức được ,không phải là từ Chính trị viên của đơn vị,mà là từ một anh y sỹ.Chủ nghĩa Cộng sản đến từ những buổi tối rỗi rãi,chuyện phiếm ,chứ không phải được học từ một lớp cảm tình
Rồi khi đi học Trung cấp Quân y ,tôi vẫn quan tâm đến Mác-Lê.Với đồng phụ cấp  chỉ đủ mua xà phòng và thuốc đánh răng,tôi vẫn dành một ít để mua một vài cuốn sách chính trị như Bút kí triết học,hay Triết học Mác,chương trình trung cấp ,về tự nghiên cứu.Viễn cảnh về một CNXH tươi đẹp có sự cuốn hút với tất cả thanh niên sống có lí tưởng.
Rồi thì tôi cũng được kết nạp vào Đảng.
Ở trong quân đội ,việc trở thành  Đảng viên gần như là một mặc định với sỹ quan và quân nhân chuyên nghiệp.Nên tôi dù có bướng ,có cãi lại chỉ huy,hay cái vẻ bề ngoài thư sinh nhưng đôi khi bất cần đời,cán bộ chính trị nhìn thấy đã ghét,nhưng rốt cuộc vẫn được kết nạp.Việc này tôi thấy đó là nhờ đàn anh dìu dắt hơn là nỗ lực của bản thân.Đến bây giờ tuy không là Đảng vên nữa ,nhưng mình vẫn coi đàn anh là ân nhân,và vẫn gặp nhau hàng năm.Cũng có một lần được dự Đại hội Đảng bộ,thấy trong giờ nghỉ giải lao trước
khi bỏ phiếu,ứng cử viên A công khai nói xấu ứng cử viên B trong một nhóm nhỏ,chắc để hạ uy tín,làm người này mất phiếu,
hai người này cùng trong một chi bộ.Mình chỉ biết vậy thôi chứ cũng không quan tâm lắm và cũng không có nhận xét gì.
Ở trong một chi bộ có vài Đảng viên ,thì mình là người thẳng thắn,dám đấu tranh ,phê bình,cứ như điếc không sợ súng.Nghĩ lại,mình cũng chẳng khác Hồng vệ binh là mấy.Đảng bảo sao,làm vậy.
10  năm sau khi đất nước thống nhất,kinh tế tụt dốc,cuộc sống tồi tệ hơn trước,nhưng cũng chẳng ai tìm hiểu nguyên nhân do đâu.Rồi thì Cải tổ từ Liên xô tràn sang,nhiều bài viết ca ngợi Gorbachop,Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên xô ,ca ngợi cải tổ.Việt nam như có luồng gió mới.Tôi lại lao vào tìm đọc những bài viết về cải tổ,về Đảng Cộng sản Liên xô...Thời kì này trên các báo ở Việt nam ,dễ dàng tìm thấy khái niệm Xã hội XHCN phát triển để nói về các nước như Đông Đức,Ba lan Hungari Tiệp khắc...Còn Liên xô đã qua giai đoạn này và đang khai phá con đườn tiến lên CNCS.
Ước mơ về một CNXH tươi đẹp vẫn còn nguyên trong tôi tới những năm 90 thế kỷ trước.
Tôi sang Liên xô ,đi lao động xuất khẩu,gửi lại thẻ Đảng cho tổ chức.
Đoàn 100 người thì có tới hơn 70 người là Đảng viên.Số không  Đảng viên là vì họ là Công nhân hoặc học sinh vừa tốt nghiệp phổ thông.
Đi lao động xuất khẩu là ước mơ của nhiều người khi ấy.Có ra nước ngoài làm việc mới dám mơ đến xe Honda cup C 70 DD,hay Radio cassette SHARP 777 hoặc GF 939...đó là khát vọng đổi đời.
Mọi người lao vào kiếm tiền bằng cách buôn bán rượu vodka,điều mà pháp luật Liên xô cấm.
Những Đảng viên đi tiên phong trong việc này,vì lớp trẻ còn có cách kiếm tiền khác.Tôi vẫn tin vào cải tổ,nên ra hiệu sách tìm mua tuyển tập Gorbachop về đọc (cũng là học tiếng Nga ),phần vì tôi không đủ dũng cảm để bán rượu.
Chứng kiến những giây phút cuối cùng của thành trì CNXH sụp đổ,nhìn tận mắt những cột khói bốc lên từ nhà trắng ở thủ đô Mạc tư khoa trong cuộc đảo chính bất thành,cảm giác của tôi lúc ấy là chua xót,nhưng cũng chưa đến mức thần tượng sụp đổ.Việc lao động vất vả kiếm tiền không cho ta thời gian suy ngẫm ,hay đặt dấu hỏi tại sao.
Nhưng việc các Đảng viên bất chấp luật pháp ,bất chấp tất cả để mong kiếm từng đồng rúp gửi về quê đã dần dần làm thay đổi nhận thức của tôi .
Nhưng có lẽ Internet mới  là yếu tố quyết định ,đem lại sự thay đổi triệt để trong nhận thức về Đảng viên,về CNXH...
Trước kia,tôi biết về Đảng,về CNXH qua báo Nhân dân ,Quân đội nhân dân,qua loa phóng thanh truyền đi các bài hát Đảng đã cho ta một mùa xuân...Đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng...Thật là cám ơn các nhạc sỹ Cộng sản !
Sau này nhờ Internet,tôi mới biết Cải cách ruộng đất,Nhân văn giai phẩm,Nhóm xét lại chống Đảng...
Tôi mới biết Trần Đức Thảo,Trần Độ ,Hoàng Minh Chính,Bùi Tín...và rất nhiều người khác nữa.Họ là nhà triết học ,hoặc là những người hiểu học thuyết Mác gấp vạn lần đám dân thường chúng tôi,nên những kết luận của họ đáng để cho mọi người suy ngẫm.
Ông Victor Hugo có một nhận xét tiêu cực về CNCS,nhưng thời ấy chưa có ai đưa học thuyết Mác vào thử nghiệm.
Học thuyết Mác được Lê nin phát triển ở  Liên xô thành Chủ nghĩa Mác -lê và được gần hai chục nước áp dụng .
Học thuyết ấy đã sụp đổ cuối thế kỷ 20 ở tất cả các nước châu Âu,châu Phi (Angola,Mozambich-Ethiopia ),đã sụp đổ ở Nicaragua và đang đến hồi kết ở Venezuela (Châu Mĩ la tinh )
Sự sụp đổ mang tính tất yếu ấy ,không thể vượt qua được Vạn lí trường thành,Việt nam vì thế chưa bị ảnh hưởng.
4 nước sống sót sau trận đại hồng thủy này là Trung quốc, Việt nam, Cu ba,Bắc Triều tiên,đều là những nước nghèo nhất thế giới.
Bạn là đảng viên ,có biết trích dẫn Mác hoặc Lê nin không :Chính trong thực tiễn,con người phải chứng minh chân lí
Thực tiễn sụp đổ hệ thống XHCN chứng minh chân lý :CNXH không có tương lai.
Nhưng câu trả lời của gần 3 triệu thành viên Công ty bán hàng đa cấp kia ,lại giống nhận xét của Victor Hugo CNCS là giấc mơ của vài người nhưng là ác mộng của cả nhân loại.

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

CHÚ RỂ


Chú rể tôi vừa qua đời ,thọ 86 tuổi.
Chú là người Nghệ an ,phủ Diễn châu.Dân cá gỗ thứ thiệt.
Thoát ly gia đình từ  khi còn trẻ ,chú đi bộ đội ,là sỹ quan lục quân, những năm 60 thế kỉ trước,chú chuyển nghành ,làm công nhân điệnThác bà ,sau về Sông  Đà xây Thủy điện,làm ở đó,định cư luôn ở đó cho tới lúc về hưu và cũng mất ở đó luôn.Hòa bình là quê mới.
  Ngày tôi còn trẻ,ở bộ đội,nghe các sỹ quan thường hay trêu chọc nhau :Dân cá gỗ ,dân ăn rau má phá đường tàu ,dân cầu tõm,thái lọ (hay Thái nọ ?,ý muốn nói là ngọng ,không phân biệt được L và N ) v...v..trêu đùa thế thôi ,chứ không ai kì thị vùng miền như lãnh đạo nào đó bây giờ,cứ đòi hỏi ghế này ghế nọ phải là người miền Bắc,phải có ní nuận... (Tôi dân cầu tõm , nói ngọng ) v v...
Tôi kết bạn không theo ranh giới  địa lí ,nên bạn thâncó thể là người Thanh hóa,hay Nghệ an,Quảng ninh ,Hải phòng...
Không có đồng hương đôi khi cũng tủi thân,nhưng cũng tự do,hành động theo ý mình,vả lại đi bộ đội nhưng chỉ đóng quân ngoài bắc,gần nhà ,nên khái niệm đồng hương cũng mờ nhạt ,khó gắn kết hơn những người sống xa quê .Cho nên ,nếu nói về Hà tĩnh ,thì tôi nghĩ đến Nguyễn Du,chứ không cần nắm rõ có bao nhiêu Tổng bí thư quê ở đây.Hay nói đến Thanh hoá là nghĩ ngay đến triều Lê  sơ-Lê Trung hưng trị vì tổng cộng 356 năm.Quê mình thì có gì hay mà cứ đi chê người khác ?...
 Chú rể tôi rất hiền,yêu vợ ,thương con.
Chú  vất vả ,rất vất vả ,vì hai vợ chồng công nhân ,nuôi bốn đứa con :2 trai.2 gái .Không làm thêm ,sao đủ ăn.
Ngoài  50 tuổi ,chú vẫn phát nương,trồng sắn.Những quả đồi cao ,thanh niên như tôi leo lên còn mệt,chú vẫn vác bao tải sắn nặng trên vai ,bước phăm phăm.
Ngày ở Thác bà ,chú đi câu suốt đêm, sáng về lại đi làm tiếp ,không được ngủ.Có như vậy ,các em tôi mới có cá thật mà ăn,khôn lớn ,nên người.
Về hưu rồi ,chú vẫn lên rừng lấy chít về làm chổi,để có thêm tiền mua sữa cho cháu nội,cháu ngoại.(Chú tôi có 2 cháu nội ,4 cháu ngoại )
Chú lao động không ngừng nghỉ ,chỉ tới khi bị tai biến mạch máu não cách đây gần chục năm ,mới thôi.
Các em tôi cũng theo nghiệp chú,làm thủy điện Tuyên quang ,yaly,Sơn la ,Lai châu..nay lại sang Lào làm thủy điện cho bạn.Em gái thì làm loanh quanh Hòa bình,nếu có ai hỏi quê ,chắc chúng trả lời Hòa bình,khái niệm Nghệ an,cá gỗ xa dần,xa dần.
Những năm tháng cực nhọc của chú tôi đã qua đi.Nhưng chú đã được hưởng thành quả,Chú là một người hạnh phúc,hạnh phúc thực sự :Chú có người vợ hiền ,các con ngoan ,có hiếu.Cháu nội cháu ngoại có trai ,có gái.Chú vẫn cảm nhận được  điều đó,thể hiện ở ánh mắt  nhìn lần lượt từng người,và nụ cười trước khi nhắm mắt
Thượng đế sẽ đưa những người như Chú tới ngay miền cực lạc.