Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

.PHÙNG TÂM TƯ


PHÙNG TÂM TƯ và TRUYỀN THÔNG

Cách đây 1 tuần ,mình cũng viết mấy dòng cảm xúc về tin đồn tướng Thanh chết vì ung thư với  kết luận  việc ông ta chết chẳng ảnh hưởng tới tôi,tới bạn hay đường lối đối ngoại yếu hèn của chính quyền Việt nam hiện nay trước người đồng chí tốt phương Bắc

Sự xuất hiện trở lại của ông hôm qua ,làm tất cả các báo cụt hứng,cả phía này lẫn phía kia.Có một bài của một học giả có uy tín trên trang đài tiếng nói Hoa kỳ rằng truyền thông Quốc doanh lúng túng .bị động.Mình thì không nghĩ như vậy mà cho rằng Huynh đã cho các báo viết về tướng Thanh vừa qua một cú lấm lưng trắng bụng.

Những người Cộng sản rất giỏi và rất có kinh nghiệm trong việc tuyên truyền,chắc họ học được cách tuyên truyền của Gơben thời Hitle.

Từ bé đến lớn tôi vẫn tin là có Lê văn Tám tẩm xăng vào người rồi chạy vào đốt kho xăng địch.

Từ bé đến lớn tôi vẫn tin là trăng Trung quốc tròn hơn trăng nước Mỹ.

Tôi hơi tự kiêu một chút khi cho rằng mình dân trí cao hơn nhiều người trong tổng số 75% dân Việt nam,những người chỉ nghe đài tiếng nói Việt nam và xem  VTV1.

Không biết gì về Internet,Wikipedia,thì tin vào những điều tuyên truyền của Cộng sản là hết sức bình thường.

Có một số khác ,vẫn đọc báo,nghe đài VOV,xem tivi VTV 1, họ không tin,nhưng vì lý do này khác ,họ không dám nói ra ,không dám phản kháng,họ biết mình bị dẫn dắt đi sai đường nhưng họ không dám làm gì thể hiện sự bất bình…

Việc tin đồn về tướng Thanh làm cho họ bán tin,bán nghi,báo quốc doanh không đăng tin,họ sẽ tìm tin tức ở những nguồn khác.

Nếu kịch bản diễn ra đúng như những gì báo lề trái viết,thì việc đó cũng giống như việc ông Thanh Đà nẵng trước đây thôi và uy tín của Tuyên giáo sẽ càng xuống thấp.

Lần này họ im lặng,chỉ để cho một ông phó Tổng tham mưu trưởng phát ngôn sau khi có tin của một hãng thông tấn có uy tín của Đức đưa tin về cái chết của ông Thanh.Đó đâu phải là việc của tướng Tuấn.

Đến khi ông Thanh về ,họ cũng không đưa ảnh và rất mập mờ trong việc đưa tin ,dư luận càng suy diễn và nhiễu loạn.

Họ đợi đến 27-7 mới để ông xuất hiện ,rất hợp lí ,rất bất ngờ.

Những lời đồn  thổi về cái chết của ông Thanh,rồi những suy diễn về phân chia quyền lực trong đại hội Đảng sắp tới,trở thành trò hề.

Bây giờ Huynh có thể nói :Đấy cứ tin vào thông tấn Đức đi ,cứ tin vào BBC,VOA,RFI…đi,kiểm chứng qua việc đưa tin về cái chết của ông Thanh vừa rồi xem có đúng không ?

Họ tuyên truyền,đừng tin.

Họ im lặng trước việc gì đó ầm ĩ,đừng nghĩ là họ lúng túng,hay bị động.Họ đang tìm đối sách hay nhất có thể .

Nếu họ không giỏi tuyên truyền,liệu CNXH có còn đất sống đến ngày hôm nay không.

Nhưng tôi chắc chắn một điều ông tướng họ Phùng bị ung thư phổi,việc không vào lăng viếng ông Hồ,không đến đài tưởng niệm Liệt sỹ chứng minh điều đó.Sắp tói có thể chúng ta sẽ thấy ông làm hòa thượng.

Liệu ông có còn mơ đến ghế Chủ tịch nữa hay không ?

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

VÕ ĐẠI TƯỚNG

Những góc nhìn trái chiều về Đại tướng

Published on October 13, 2013   ·   9 Comments
VONGUYENGIAP-HOCHIMINH

Cái chết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong tuần lễ vừa qua đang khuấy động xã hội miền Bắc một cách tích cực hơn bao giờ hết. Từ Quảng Bình ra tới Hà Nội, người dân xôn xao với những cảm nghĩ vừa giống lại vừa khác nhau, nhưng nhìn chung là sự tiếc thương thành thật một danh tướng Việt Nam vừa vĩnh viễn ra đi, mặc dù ông đã sống vượt sự tưởng tượng của rất nhiều người: 103 tuổi.

Một danh tướng cô đơn

Ông mất vào buổi chiều ngày 4 tháng 10 nên suốt đêm đầu tiên không có một biểu hiện gì đáng kể. Thế mà sáng hôm sau, bắt đầu từ chiếc cổng màu vàng quen thuộc của căn nhà số 30 đường Hoàng Diệu Hà Nội, người dân bắt đầu tập trung ngày một đông dần. Ban đầu là len lén nhìn, sau đó là áp sát vào chiếc cổng cũ kỹ mà chừng như gần một thế kỷ trôi qua không được trùng tu. Cái cổng nhà ấy làm người biết ông càng chạnh lòng hơn khi so sánh nó với ông khác nào những hoang phế lịch sử. Chiếc cổng còn đó tiếp tục làm vật chứng khi chủ của nó đã ra đi mang những mẩu chuyện riêng tư của ông trở về cát bụi.
Những câu chuyện tư riêng buồn bã ấy đã theo ông hơn 50 năm. Ngắt nửa đời còn lại của ngôi sao Điện Biên Phủ và nhấn chìm nó vào sự lãng quên. Thế lực chính trị từ thời đại Lê Duẩn trở đi đã vùi dập một con người mà hàng trăm nhân chứng còn sống tới nay sẵn lòng lên tiếng khi được hỏi.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nằm xuống cũng là dịp cho báo chí lấy công chuộc lại những sai lầm của họ từ nhiều chục năm qua. Sự im lặng do bị cấm đoán từ Ban Tuyên giáo của nhiều đời Tổng bí thư đã khiến báo chí trở thành giấy bản và trên ấy người ta không thể tìm ra ba chữ Võ Nguyên Giáp ngay cả những dịp kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ quan trọng. Có lẽ do im lặng quá lâu nên khi được nói những điều cần nói, báo chí vận dụng hết tất cả ngôn ngữ hay ho, có cánh nhất để viết về một vị danh tướng cô đơn, đã làm nên lịch sử và cũng bị chính lịch sử ấy cùng với đồng lõa của nó bỏ quên.
Chúng ta khóc cho việc sau này chẳng còn ai đủ lớn để dân còn có thể thương chung, khóc cùng. Cúi đầu trước ông, cũng đồng nghĩa bày tỏ thái độ với những ông quan còn đang sống.
-Nhà Văn Nguyễn Ngọc Tư
Điều làm người đọc báo ngạc nhiên trong mấy ngày qua khi hai từ đúng nhất dành cho ông là “danh tướng” lại không thấy báo chí sử dụng vào những cái tít, mà thay vào đó là những câu chữ hết sức lạc điệu nếu không muốn nói là quá đáng. Những cụm từ nâng cao ông lên nhưng không chứng minh hay thuyết phục được người đọc có nhãn quan trung tính khiến câu chữ mất hết tác dụng. Chỉ là một nhà giáo hiền lành sống cuộc đời đạm bạc sau khi bị cô lập, nay người ta nâng ông lên thành “nhà văn hóa” khiến nhiều người ngạc nhiên tự hỏi liệu sự vượt cấp này sẽ làm một người chứng ngộ như ông cảm thấy ra sao?
Như chưa đủ thỏa mãn, một tờ báo lớn phong thánh cho ông qua cái tựa “Nhân dân sẽ tôn thờ ông như một vị thánh” Giáo sư sử học Lê Văn Lan thì cho rằng “từ nhân tướng, ông sẽ trở thành thánh tướng sau này”.
Cũng phong thánh nhưng nhà thơ Ngô Minh phong trong một ý nghĩa khác, thánh đối trọng với quỷ, những con quỷ đã hãm hại người hiền:
“Mở mắt ra mà nhìn hỡi kẻ tị hiềm
Ngững ngày này cho đến muôn sau
Tướng Giáp đã thành Thánh
Thánh trên TRỜI
Thánh giữa LÒNG DÂN
Hãy nhìn những dòng người trẻ già trai gái Hà Nội, Mường Phăng,
Nước mắt mặn nối nhau về 30-Hoàng Diệu
Dòng người chợ Tréo, Đông Hà, Đồng Hới, Huế, Trường Sơn,
Nước mắt mặn dắt nhau về bờ Kiến Giang An Xá
Nấc nở khóc vị tướng của lòng mình
Khóc một MẶT TRỜI vừa tắt !
Hãy mở mắt to ra mà nhìn hõi kẻ tỵ hiềm
Các vị còn sống đấy chứ? Nếu chết rồi thì con cháu hãy ghi
Một thời tim khô mắt tròn mắt dẹt
Dở thói côn đồ vu vạ anh hùng
Bôi đen lịch sử, đổi tráo tuổi tên…
Toan đánh hạ tướng uy danh lừng lẫy”
Báo chí với những nhận định ưu ái nhưng khó tránh tranh cãi ấy ngày một nhiều hơn trên các trang mạng xã hội hay trang blog nổi tiếng. Ban đầu còn ít, càng gần ngày quốc táng sự tranh cãi gay gắt càng nhiều hơn nhất là hiện tượng được gọi là “nhẫn” nơi vị tướng lừng danh này.

Giữ gìn sự đoàn kết cho đại cuộc


000_Hkg9064931-250.jpg
Báo chí Việt Nam đăng tải hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ảnh chụp ngày 05 tháng 10 năm 2013 tại Hà Nội. AFP PHOTO.

Câu chuyện Đại tướng Võ Nguyên Giáp bị cô lập và hãm hại qua hai vụ án được nhiều người biết đến rất mù mờ trước đây được nhà báo Huy Đức hé bức màn “Vụ án xét lại chống đảng” và “Năm Châu – Sáu Sứ” chi tiết hơn khiến nhiều người nổi giận. Vừa thương vừa trách. Người ta không thể hiểu được tại sao ông im lặng chịu đựng những năm tháng lao lý và cả những cái chết oan khuất của các đồng chí dưới quyền nhưng vẫn không lên tiếng minh oan cho họ.
Trong vai trò Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Dân số và Sinh đẻ Có Kế hoạch, người ta không tin vào chữ “nhẫn” mà đại tướng từng xác định. Sự im lặng kéo dài được hiểu là “cam chịu”, một trạng thái rất gần với “hạ mình”, nhịn nhục. Vài người còn lớn tiếng gom vào một tính từ “nhục”.
Những hạt sạn ấy làm rất nhiều người cảm thấy bất an. Cả hai bên, viên sạn “vụ án xét lại chống đảng” và chức vụ “nhục là chính” làm người ta thương và trách ông. Lý tính và cảm tính không thể đồng hành, cả hai vẫn mạnh ai nấy giữ tình cảm ẩn chút xót xa đối với vị tướng đã một thời oanh liệt.
Một trong những comment rất kiềm chế xuất hiện trước tiên sau khi đại tướng mất là của nhà báo Đoan Trang. Trên trang blog cá nhân của mình cô viết:
“Ông đã chọn cách im lặng, không phải vì ông hèn, mà vì ông là trí thức, và vì ông thấy cần phải giữ gìn sự đoàn kết cho đại cuộc” – một người thân của ông có lần nói với tôi như thế.
-Nhà báo Đoan Trang
“Nhiều người thắc mắc về thời kỳ Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Dân số và Sinh đẻ Có Kế hoạch. Người ta tự hỏi, vì sao một vị tướng lẫy lừng của Quân đội Nhân dân Việt Nam lại chấp nhận một cương vị công tác có vẻ “thấp” đến thế so với tài năng và danh tiếng của ông? Có lẽ đây sẽ là một vấn đề để mai sau này lịch sử xem xét lại, nhưng nếu nhìn ở một khía cạnh khác, cũng đã có những ý kiến cho rằng một người trí thức cộng sản là phải như thế: Luôn luôn vì cái chung, vì đại cục. Bởi, sẽ ra sao nếu vào những ngày tháng khó khăn sau chiến tranh đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp sử dụng ảnh hưởng của mình trong quân đội để đối đầu với những đồng chí của ông, nhằm giữ cho ông một cương vị, chức vụ cao hơn?
“Ông đã chọn cách im lặng, không phải vì ông hèn, mà vì ông là trí thức, và vì ông thấy cần phải giữ gìn sự đoàn kết cho đại cuộc” – một người thân của ông có lần nói với tôi như thế.
Tôi không có ý kiến. Vì tôi không ủng hộ lối tư duy “nhẫn nhịn, im lặng trước cái xấu, vì đại cuộc”. Nhưng tôi lại cũng nghĩ,nếu Võ Nguyên Giáp lên tiếng mạnh mẽ từ những năm ấy, ông chắc sẽ không tránh khỏi số phận của Trung tướng Trần Độ sau này.”
Không nhẹ nhàng như Đoan Trang, nhà báo Phạm Thành cũng là một chiến binh Điện Biên Phủ, có những giòng chữ cay đắng hơn, tuy nhiên trong cái cay đắng ấy người ta nghe được mùi mặn của máu và nước mắt:
“Đại tướng ra đi, người lính năm xưa của Đại tướng thấy mừng hơn là buồn. Cứ tưởng tượng đến các tướng lĩnh dưới trướng Đại tướng, mấy triệu binh sĩ trong đội quân của Đại tướng, ở dưới âm phủ đợi Đại tướng đã lâu, nay quân, tướng được gặp mặt nhau, “tay bắt mặt mừng”, nói nói cười cười, tâm tâm tư tư… thì Đại tướng như trở về Đại gia đình binh sĩ, chỉ có vui chứ làm gì có buồn?

000_Hkg9079240(1)-250.jpg
Người dân Hà Nội xếp hàng viếng tướng Giáp hôm 09/10/2013. AFP photo

Vui, nhưng Đại tướng đừng quên, có lúc Đại tướng làm Trưởng ban Dân số, lo sinh, lo đẻ đúng kế hoạch cho dân nước mình nữa đấy.
Chúc cho Đại tướng, dù ở đâu cũng là nhà quân sự tài ba, đánh nhau giỏi; nhà kiến trúc lỗi lạc, chăm lo cho dân nước mình sinh đẻ đúng kế hoạch.
Âm phủ như thế là vẹn cả đôi đường. Có tướng tài, có người làm lính cho Đại tướng cầm quân đi đánh nhau, lo gì cách mạng xã nghĩa của nước mình không tiến lên đến thế giới đại đồng, lo gì nhân dân không ngưỡng mộ, lo gì thế giới không ngợi khen?
Người lính năm xưa của Đại tướng chỉ lưu ý với Đại tướng một điều, Đại tưởng chớ đem chữ “Nhẫn” ra dạy cho sĩ quan và binh lính để hưởng sự yên ổn, thái bình. Đại tướng mà dạy như thế chẳng ai chịu đi lính, chẳng ai chịu hy sinh cho Đại tướng nữa đâu. Như thế Đại tướng lấy đâu quân lính, lấy đâu ra “nhất tướng công thành vạn cốt khô” để Đại tướng làm Đại tướng, làm Tổng Tư lệnh? Như thế sự nghiệp chấn hưng Chủ nghĩa xã hội dưới âm phủ của Đại tướng sẽ không thành.”

Cả triệu người chung một niềm mất mát

Trong khi Hà Nội tràn ngập những nhánh hoa thương tiếc, Quảng Bình cố giấu những tiếng nấc vào trong tim thì Sài Gòn tỏ ra không mấy sinh động trước biến cố này. Người Sài Gòn vẫn gạo chợ nước sông, trôi theo vòng quay miếng cơm manh áo. Hình như cái chết của danh tướng Võ Nguyên Giáp không đủ sức lay động trái tim của người Sài Gòn vì cái tên của ông không làm cho số lớn người dân miền Nam hãnh diện. Nhiều người biết đến Điện Biên Phủ như một chiến thắng chung của cả nước và Võ Nguyên Giáp nằm trong lòng họ chỉ là cái tên của một vị tướng tài không hơn không kém. Một phần do chính quyền miền Nam không khuếch tán chiến thắng của miền Bắc, một phần khác người dân chưa quen với cung cách tôn sùng lãnh tụ mà Hà Nội vẫn dùng ngay cả sau khi Sài Gòn giải phóng.
Chỗ này chỗ kia, tiếng khóc chưa bao giờ tạnh của những người trót sinh ra trên đời này, nhưng không mấy khi cả triệu người cùng chung một niềm mất mát.
-Nhà Văn Nguyễn Ngọc Tư
Giòng chảy lịch sử bị chặn lại từ vĩ tuyến 17 khiến Sài Gòn hững hờ với Điện Biên, hay nói đúng hơn hờ hững với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông không chiếm lĩnh quả tim dân chúng miền Nam trọn vẹn cũng là điều dễ hiểu. Nhưng với bản tính cởi mở, người miền Nam có thể rơi nước mắt khi hay tin một người như ông vừa chết tại Hà Nội. Hai chữ đồng bào hình như gắn bó với phương Nam hơn hai vùng còn lại.
Nguyễn Ngọc Tư có cái nhìn theo góc của ngữ nghĩa này. Tác giả “Cánh đồng bất tận” quan sát những diễn biến của người Sài Gòn và trải lên giấy những hình ảnh xao động cảm xúc của người dân vốn ngoại cuộc với chính trị nhưng luôn mở lòng ra với những điều đơn sơ xảy ra chung quanh như chúng vẫn thế:
“Mà ông tướng đó cũng không phải ruột thịt, hay họ hàng xa, hay láng giềng ở cạnh nhà. Ông giỏi thì khỏi nói, cái đó cả thế giới chịu rồi, “nhưng tụi mình đâu phải thương chỉ mỗi chuyện đó”, bạn quệt cùi tay chùi nước mắt, nói “nghĩ tới ông như là nghĩ tới ông nội mình, không hề có cảm giác xa xôi vĩ đại”. Bàn bên mấy anh đòi nợ mướn cũng thôi chửi thề một con nợ khó nhằn, một anh buột miệng “nhìn ổng hiền như con cọp ăn chay”. Màn hình đông chừng mười lăm giây nụ cười hồn hậu của ông tướng. Tự biết trong lòng người dân, hình ảnh ấy còn đọng lại rất lâu.
Bạn tôi tin hồi tại thế ông sống như mình có, không cố ý sống sao cho dân phải khóc khi lìa cõi tục. Tự nhiên từ khí chất. Thấy ông tưới phong lan, cũng lui cui như ông già kế bên nhà. Thấy nụ cười, biết rằng những oan khuất nhục vinh đã bị ông phẩy tay bỏ lại. Chỉ dân là ông không quên, khi thỉnh thoảng gửi báo những bài viết tâm huyết đóng góp cho chính sách dân sinh.
Mấy hôm trước cà phê sáng với nhau bạn còn kêu xã hội nhìn đâu cũng rẽ chia xáo xác. Sẵn sàng cãi nhau vì một cuốn sách, ông xài điện thoại Mỹ tôi dùng điện thoại Hàn, vì em mê nhạc sến anh thích sang. Cảm giác loạn lạc từ chính trường cho tới từng mái ấm, từng cái tổ của mỗi người. Đi bên bờ vực ai không chịu được nấy rơi, tưởng không có gì ngăn lại được dòng người chèn lấn. Bỗng tất thảy họ dừng lại chỉ vì một hơi thở vừa dứt vô phương nối lại. Bạn rươm rướm nói, ông tặng cái chết của mình cho người dân như một cơn mưa phúc lành. Họ, cũng như bọn tôi, ẩn nỗi tiếc thương ông già rực rỡ đó, thấy tâm hồn mình bỗng dưng liền sẹo, bâng khuâng vì ý nghĩ mình cũng còn khả năng khóc cho một người dưng.
Cách khóc mỗi người mỗi khác, có người tận nhà ông già cúi đầu đặt bó hoa, người ở xa ngồi trước tivi lén kéo chéo áo lau đuôi mắt, người nuốt trộng vào lòng, người lại thở hắt ngậm ngùi “rồi ai cũng về, người ở đến gần một trăm lẻ ba năm chớ đâu ít ỏi gì, mà sao ai cũng tiếc, lại có người ở mới sáu mươi mà dân ngán ngẩm thôi rồi”. Chỗ này chỗ kia, tiếng khóc chưa bao giờ tạnh của những người trót sinh ra trên đời này, nhưng không mấy khi cả triệu người cùng chung một niềm mất mát.
Bạn nói có bốn trong mười phần nước mắt đã chảy ra, chúng ta khóc cho việc sau này chẳng còn ai đủ lớn để dân còn có thể thương chung, khóc cùng. Cúi đầu trước ông, cũng đồng nghĩa bày tỏ thái độ với những ông quan còn đang sống.”
Đúng như Nguyễn Ngọc Tư nhận xét, một sự ra đi gây thương tiếc cho nhiều người như thế không dễ gì được lập lại trong vài mươi năm tới. Hiền tài không có, nước mắt người dân lại phải cứ đổ ra cho gia đình, con cháu và bản thân mình ngày một nhiều thì còn đâu dành dụm được cho các lãnh tụ về sau, kể cả khi minh quân xuất hiện?
THEO RFA

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

LA HABANA XINH ĐẸP 2


Chuyến đi du lịch bụi đến Cuba lần này,tôi cũng muốn tìm hiểu về tính ưu việt của dịch vụ Y tế của một nước thuộc top đầu thế giới  trong lĩnh vực này ,nhưng không ngờ lại đến Bệnh viện vào ban đêm trên xe cấp cứu.
Khoảng 8h30 sáng thì Bác sỹ đến thăm bệnh và nói với tôi rằng anh bị ngộ độc thức ăn,chúng tôi đã xét nghiệm máu,thấy có cả ure và sarcarin trong máu,nồng độ vượt ngưỡng cho phép nhiều lần,nhưng hôm qua anh gần như hôn mê nên chúng tôi chưa kịp hỏi anh ăn ,uống gì ?
Bỏ mẹ,thế này khéo ngộ độc cả tôm hùm lẫn nước mía,chắc cũng giống ở Việt nam ,nước mía cho thêm đường hóa học ,chất tạo ngọt,còn tôm hùm ướp lạnh bằng phân Ure ?
Do được chăm sóc bằng thuốc tốt nhất,nên đến chiều tôi đã khỏe trở lại,và bắt chuyện luôn với người nằm giường bên (Phòng có 4 giường nhưng chỉ có 2 bệnh nhân,người Cuba ít ốm chắc vì được tiêm miễn phí Vacxin phòng chống ung thư )
Tôi cũng mở đầu bằng câu   Hai !!!Oăt ít ua nêm  và sau đây là bản dịch tiếng Việt
Ông là Raul Gonzalet gì đó,là ủy viên trung ương Đảng (Cuba chỉ  có mỗi đảng Cộng sản thôi ) bên này bình đẳng nên  trong bệnh viện  chỉ có thày thuốc-bệnh nhân thôi ,chứ không có bệnh nhân cao cấp ,bệnh nhân bình dân như ở Việt nam.Vợ ông  làm cửa hàng bách hóa,hai con gái đã lấy chồng,tôi để ý xem nhưng hình như ông không đem theo điện thoại di động.Có thời ông đã sang Việt nam làm đường  Sơn tây-Hòa lạc,ông cũng khen con gái Việt nam,nhưng không ró là ý gì.
Ông cũng khoe là được nghe Tổng bí thư đảng Công sản Việt nam thuyết trình ở Học viện chính tri quốc gia Phi-Che (Chắc là tên ông Phiden và ông Che Ghevara gì đó ) Bài  thuyết trình Việt nam Cuba và vấn đề canh giữ hòa bình thé giới,dự kiến 2 tiếng phải kéo dài tới 3 tiếng vì luôn luôn bị ngăt quãng bởi những tràng vỗ tay kéo dài…Ông Phiden ngồi dưới cứ gật gù liên tục.
Cho tới buổi chiều,chỉ thấy y tá đến phát thuốc uống ,không thấy ai đến thăm,và cũng không nghe  thấy tiêng chuông điện thoại reo.
Buổi tối , cô con gái đến thăm, cô đi một mình ,nên tôi ra ngoài hành lang ngồi
Cô y tá đi phát thuốc buổi tối về,xe để ngay cạnh chỗ tôi ngồi,đưa măt nhìn tôi có ý trông hộ rồi đi nhanh xuống tầng dưới. 
Tôi nhìn sang thấy mấy hộp các tông đề chữ Xí nghiệp dược phẩm Trung ương 2.Thấy hay tôi lấy một vỉ thuốc lên xem, suýt nữa thì reo lên ngạc nhiên chưa như trong quảng cáo trên truyền hình Việt nam :Berberin Made in Vietnam .
Thì ra những loại thuốc tốt nhất là như vậy.Nhưng nghĩ lại cũng thấy đúng,dùng hàng của Việt  nam là của CNXH ,là yêu nước,
Cũng như ở Việt nam,người dân Cuba  phải thắt lưng buộc bụng để xây dựng CNXH.Họ mua chịu thuốc của Việt nam và trả bằng đường kính,họ còn đề nghị trả bằng Xì gà Habana,nhưng chị Tiến không thích,vì chồng chị hút toàn Malboro.
Cô con gái bệnh nhân UVTW Đảng ra về ,tôi trở vào phòng,thấy ông đang xem ,chắc là thời sự buổi tối ,trên chiếc Tivi  Vietronic 14” treo trên tường,nên tôi không quấy rầy ông nữa,định lấy chiếc Ipod Tàu ra nghe thì mới nhớ là đã tặng ông bác sỹ lúc chiều.Buổi sáng,sau khi thăm bệnh xong ,ông còn ngồi chơi với tôi nửa tiếng,hỏi han tình hình Việt  nam ,rồi thì chuyện bóng đá World cup .Tôi nói vừa ngồi xem ở màn hình lớn,vừa uống bia,ông có vẻ ngạc nhiên,máy nghe nhạc tôi để trên giường,ông thấy,cầm lên xem ,thích thú ,xong lại để xuống.Buổi chiều ông lại đến chơi và muốn nghe thử.Biết ông thích,tôi tặng luôn.Bệnh nhân ít nên ông ngồi với tôi khá lâu,kể chuyện về thời gian làm bác sỹ ở Angola,tích cóp về mua được chiếc Lada 2106 đời 89  máy còn tốt,nhưng mua chỉ để đó thỉnh thoảng mới sử dụng,đi làm ,ông vẫn đi bằng xe bus…

 Xem đông hồ thấy hơn 10h ,tôi tăt đèn,ngủ.

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

LAHABANA XINH ĐẸP 1-Phóng tác của một phượt thủ


Phóng tác của một khách du lịch bụi
  Vừa nghe xong bản nhạc La Paloma bằng chiếc Ipod Tàu luôn mang theo bên mình mỗi khi đi phượt ,thì tiếng của cô tiếp viên hãng hàng không quốc gia MOZAMBICH vang lên (Đây là tiếng Bồ,tôi không thạo lắm,nhưng bắt chước Lại Văn Sâm dịch tạm ra tiếng Việt):Lây đi an Zen tơn mân Chúng tôi vui lòng thông báo với quý vị là máy bay đang bay trên không phận Cuba,chỉ còn ít phút nữa là quý vị sẽ thấy những bãi cát trắng trải dài vô tận cùng những dặng dừa rợp bóng soi mình bên dòng nước trong xanh của thủ đô La Habana XHCN,nhiệt độ ở La Habana lúc này là 30độ ,áp xuất không khí...xin quý vị tắt thuốc lá và thắt dây an toàn.
  Vì Cuba là đất nước kén chọn khách du lịch (Tôi là công dân Việt nam nên được họ cấp Visa không mấy khó khăn ,phiền hà),nên tôi phải bay vòng vèo từ Hà nội sang Bồ đào nha,Từ Lisbon bay tiếp đi Angola,rồi từ Angola qua Mozambich nối chuyến tới Cuba,không sao , dân phượt càng qua nhiều địa điểm càng tốt.
 Máy bay vừa tiếp đất ,tiếng vỗ tay vang lên rào rào ,không biết hành khách vỗ tay chào mừng được đặt chân đến thủ đô của một nước XHCN vạn lần dân chủ,hay là vừa thoát nạn MH17...?
Thủ tục ở cửa kiểm soát hộ chiếu rất nhanh vì sân bay quốc tế cũng ít khách.Tôi không có hành lí kí gửi nên xách ba lô ra ngay bến xe bus trước cửa sân bay,cũng có một vài tài xế taxi chui đến ghé tai nói nhỏ cho đi nhờ về thủ đô với giá bằng nửa taxi nhà nước,nhưng tôi khéo léo từ chối.
Tìm nhà  nghỉ bình dân ở thủ đô La Habana không dễ,nhưng với kinh nghiệm của một dân phượt đã đi Lào ,Campuchia,nên tôi chọn ngay được một phòng ưng ý với giá 8 usd một đêm.Vứt ba lô xuống giường ,tôi vào luôn phòng tắm và cứ ngỡ mình đang ở Việt nam :Bồn cầu Viglacera,Sen vòi Sơn hà,xà phòng thơm Hoa nhài...
Sau này tôi mới được biết ở Cuba có khẩu hiệu Dùng hàng XHCN là yêu nước.
Tắm xong,ngả mình chợp mắt được một lát,nhìn chiếc đồng hồ Tissot mua ở Trung quốc mấy năm trước,thấy đã 5h chiều giờ địa phương ,đi dạo và ăn chiều là vừa ,nên tôi mặc quần short áo cộc,đi đôi dép tổ ong cụt đầu của nhà nghỉ ra ngoài ,tìm tiệm ăn gần nhất theo chỉ dẫn của lễ tân,cũng là con gái chủ nhà nghỉ.
Vừa ra khỏi cổng thấy có xe đẩy nước mía lưu động quảng cáo nước mía siêu sạch ,siêu rẻ,tôi dừng lại mua một túi với giá tính ra tiền Việt là 4000đ,rẻ thật,ngọt ,mát và chắc an toàn hơn nước mía Hà nội hay Bình thuận (ấy là tôi nghĩ thế vì có lần đi phượt bằng xe máy từ bắc vào nam tôi uống cốc nước mía dọc đường và bị Tào Tháo đuổi.)
Chiều Habana thật dễ chịu,phố rộng đường to rợp bóng cây xanh,nghe nói đoàn lãnh đạo thủ đô Hà nội kết nghĩa  cũng vừa qua thăm hồi năm ngoái và khuyên chính quyền thành phố nên chặt bơt cây xanh ,vừa được hưởng trực tiếp ánh sang mặt trời ,vừa giải quyết được vấn đề chất đốt cho cư dân thủ đô.Ông thị trưởng thấy ý kiến hay  cũng đang xem xét cử đoàn sang Hà nội để học tập kinh nghiệm,nhưng ngỏ ý giá mà phía Hà nội giúp đỡ một phần kinh phí thì tốt quá
Thật không thể tin nổi,không thể tin nổi,ở môt nơi  cách xa nửa vòng trái đất lại có tiệm ăn trương biển Viêt  :LUU MANH VIET _TOM HUM _BEER _VODKA Ngon Bổ Rẻ (Lưu Mạnh Việt ) Tôm hùm Bia Rượu-Ngon Bổ Rẻ),tâm trạng của người đi xa thật khó diễn tả ,mặc dù đã được giới thiệu là có quán ăn của người Việt ở đây.
Chủ quán rõ ràng là người Việt,nhưng nhân viên chạy bàn là người bản xứ,là sinh viên đại học,đi làm thêm chủ yếu là tìm hiểu văn hóa phương Đông ,chứ không phải thiếu tiền học phí.
Dù thực đơn đã ghi rõ giá,nhưng để chắc ăn tôi vẫn hỏi lại xem Tôm hùm giá bao nhiêu,bia giá bao nhiêu rượu giá bao nhiêu để còn liệu cơm ghắp mắm.Thấy giá cả dễ chịu nên tôi gọi nguyên 1 con tôm hùm hấp bia ,một chai bia Hanoi uống thử,còn gọi chai vodka nhỏ để nhâm nhi. Vừa rồi thấy vợ chồng đứa cháu đi Nha trang khoe ăn tôm hùm mà thèm ,mình và anh bạn đi phượt toàn ăn cơm  bụi.
Tôm hùm La Habana ngon thật, nếu không tin hôm nào các bạn sang đó ăn  thử,chứ không như kiểu thịt bò Kobe bán ở Hà nội,nhưng bia thì không thể bằng bia Hà nội uống ở cửa hàng giới thiệu sản phẩm phố Hoàng Hoa Thám được.Còn rượu thì hình như có vị cồn mía (Hồi đi bộ đội đóng quân ở Thanh hóa gần nông trường mia tôi đã được nếm thử rượu nấu từ mía nên vẫn nhớ mùi vị đến tận bây giờ ).Nhưng mấy ngày đi máy bay không được giọt nào nên tôi vẫn cố hết cả chai 250ml.
Ông chủ quán trạc tuổi tôi,chắc lâu nay không có khách Việt nên thấy tôi cũng mừng vì được dịp nói tiếng mẹ đẻ,ông mời tôi vào phòng trong và pha một ấm chè Thái nguyên ,ông nói là đoàn Hà nội hồi năm ngoái sang Mỹ có ghé qua Cuba có vào quán của ông ăn trưa và anh Nghị có tặng ông bịch chè Tân cương gọi là chút quà quê,ông để dành chỉ khi nào có khách ưng ý mới tiếp.
Hàn huyên một hồi ông biết tôi cũng đã từng sang Nga theo diện xuất khẩu lao động,Được lời như cởi tấm lòng ông mới dốc bầu tâm sự ;Tôi ngày trước du học bên Liên xô,học đại học Nông nghiệp Krasnodar ,phụ cấp sinh viên không mua nổi cái bàn là,nhìn mấy thằng cùng phòng đánh hàng ở Tasken mà nay thùng mai hòm gửi về nước,mình thì chỉ thấy bố viết thư bảo gửi vòng bi về bán được giá,hoặc là em con nó thích một chiếc áo bay Nga…Biết vậy xin theo chúng nó đi làm cửu vạn cũng được mà chúng không cho theo.Cũng may có ông bố nuôi người Nga dạy cách nấu rượu  Samagonka (rượu nấu từ đường kính ),vừa đúng lúc nước Nga cấm rượu,nên rượu nấu ra không đủ cung cấp,chẳng mấy mà phát tài,mua được 2 tạ Niken gửi về.
Nhưng ngày ấy tôi cũng ngu ,có tấm bằng là về Việt nam luôn,mất mấy cây  3 số ,vài hộp Nescafe và 1 sợi dây chuyền vàng 585 Nga là xin được xuất ở Viện Nông ngiệp.
Làm được vài năm thấy chán vì nhiều thằng dốt hơn mình mà nay xuất ngoại ,mai xuất ngoại nghiên cứu,chúng nó giàu nhanh ,đổi Simson Mukich,Babetta lấy Honda Dream,còn mình thì cứ lọc cọc đạp cái xe khoằm Sputnich còn giữ lại được gọi là chút kỉ vật Liên xô,bực mà chẳng làm gì được.
Có đợt đi nghiên cứu sinh Mía đường ở Cuba,vì lúc này trong nước đang đẩy mạnh trồng mía ,làm đường ,chả thằng nào muốn đi nên lãnh đạo nó đẩy mình đi,đúng là đồ đểu,trước khi đi thằng cha Bí thư đảng ủy còn gọi mình lên nói ra chiều ban ơn,rồi còn dặn thêm khi nào về nhớ đến anh…
Câu chuyện của anh còn kéo dài,đại khái sang Cuba anh cũng chẳng sung sướng gì vị phụ cấp quá ít,mà cũng chẳng có gì làm thêm.buồn chán thì uống rượu,nhưng mua thì khó và đăt,Rồi một hôm anh bỗng sực nghĩ tại sao mình không chưng cất rượu từ mía ,đó là nghề của mình mà.
Thế là anh nấu rượu và tự đi giao hàng,vài năm đầu cũng khó khăn sau có nhiều quan hệ ,anh lập cơ sở ,bây giờ là nhà máy rượu Hanoi –La Habana,anh nói hôm căt bang khánh thành ông thị trưởng đến đọc diễn văn…
Sau đó anh tiếp tục làm bia ,cũng láy thương hiệu Hanoi ,anh nói không sợ Công ty rượu bia nước giải khát Hà nội kiện,vì anh nắm chắc phần thắng
Gần đây anh mới lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh nhà hàng và sắp tới là bất động sản,vì anh nói là thằng đàn em ngày học ở Liên xô bây giờ là trùm bất động sản ở Việt nam,cũng đã từng từ Ucraina đến chỗ anh ở Krasnodar  lấy rượu về bán.Vừa qua nó có liên hệ với anh,ngỏ ý muốn hợp tác kinh doanh bất động sản ở bên này,..
Vì ngày đầu hơi mệt,hơn nữa cứ uống rượu vào là muốn chợp mắt một lúc , nên tôi cáo từ ra về hẹn chiều mai sang tiếp
Về tới nhà nghỉ là 9h tối,cháu bé tiếp tân vẫn đợi tôi để tiếp thị dịch vụ massage mang  màu sắc Cuba từ A tới Z giá rẻ bất ngờ,nhưng có lẽ vì mệt mỏi do chuyến bay dài,và uống rượu mía hơi choáng váng nên tôi nghĩ để mai cũng được,và tranh thủ hỏi cháu bé vài câu để nắm băt tình hình :Nhà nghỉ của bố mẹ cháu xây bằng tiền của chú em bên Mỹ gửi về,cháu đang là sinh viên năm cuối đại học,bên này cấm hoạt động mại dâm nên chú ra đường khó tìm lắm,cháu tranh thủ kiếm thêm ,bố mẹ không biết,đủ tiền mua được cái Smartphone NOKIA 520 thì thôi không làm nữa ,vì trong trường cháu cũng có một vài đứa có người nhà ở Mỹ gửi về…nhưng chủ yếu là để khoe thôi,chứ Internet ở Cuba chưa phổ biến ,và dung hàng tư bản dễ bị mọi người ghét cho là không yêu tổ quốc… Cô bé nói tới đây thì tôi thấy bụng hơi quặn đau ,nên chạy vội lên phòng,chạy nhanh vào phòng vệ sinh.
Có gì mai viết tiếp.



Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

VỢ TÔI


VỢ TÔI
Nhà nàng ở cạnh nhà tôi,
Cách nhau…….
Tôi lấy vợ là Cô láng giềng kém tôi 5 tuổi,là em gái của bạn học phổ thông với tôi.
Trâu ta ăn cỏ đồng ta.Biết mình phận mỏng cánh chuồn ,không bay cao ,bay xa được,nên đành về ao nhà.
Tôi và anh trai vợ chơi thân với nhau từ nhỏ.Tới năm cuối bâc phổ thông,bạn đi công an,còn tôi 2 năm sau đó đi bộ đội.
Cuộc đời chinh chiến,hiếm khi gặp nhau,nên mỗi lần về nhà ,bạn thường gửi điện tín cho tôi :”Bố ốm về ngay “ ,có như vậy mới xin cấp trên về tranh thủ được 2-3 ngày. Sang bên đó ăn cơm cũng chẳng để ý gì đến mấy đứa em gái loắt choăt của bạn.
Tuổi thanh niên ở bộ đội thường hay khoe ảnh người yêu ,những tấm ảnh đen trắng cỡ 3x4,như kiểu thể hiện đẳng cấp,mình 27-28 tuổi mà chẳng có gì để khoe.
Ai ơi chớ lấy binh nhì
Năm đồng một tháng lấy gì nuôi con
Mình lính tráng ,phụ cấp không đủ tiền tàu xe mỗi lần về tranh thủ,nên không dám nghĩ đến chuyện lấy vợ,yêu cũng không dám.
Nhưng cũng phải phác thảo trong đầu hình mẫu đại gia đình ,và người vợ tương lai.Các bậc phụ huynh thường nghĩ đến môn đăng hộ đối,còn mình chỉ nghĩ là có hoàn cảnh tương đồng.
Rồi một lần về tranh thủ,trong xóm có đám cưới,mẹ mình mới gợi ý Mẹ thấy nó như thế…như thế…lấy nó được đấy…
Thấy cũng được,nên mình im lặng,tức là đồng ý.
Vậy là cậy tay thầy thợ ,mượn người dò la,tức là mượn người mai mối…
Nhà tuy gần nhưng lại tốn nhiều giấy mực,những lá thư không mùi nước hoa ,không dán tem,nói chuyện bâng quơ.(Lá thư tình dán 2 con tem là gửi cho người yêu là lính),thời gian gặp gỡ nói chuyện tay đôi thật hiếm hoi.
Rồi cũng đến lúc phải tỏ tình.
Gặp trực tiếp để quỳ xuống và nói Ai lớp iu mình thấy khó hơn là viết thư ,nên đã học thuộc lòng từ lâu đoạn văn tỏ tình trong tiểu thuyết Chiến tranh và Hòa bình của Lev Tonstoi :”Đối với anh bây giờ thế giớ I chia làm hai phần Em và bên kia là phần còn lại của thế giới”
Một tháng sống trong khắc khoải ,đợi chờ.Bạn có biết câu trả lời mà tôi nhận được là thế nào không ?
Các bạn Fb đã có vợ của tôi,chắc chưa ai phải rơi vào tâm trạng ấy.Buồn chán và thất vọng,nhưng tôi cũng không đủ can đảm nhảy xuống sông Tích mùa nước cạn ,chứ đừng nói đến chuyện máu lạnh Bình phước như bây giờ.Ôi thời đại rực rõ nhất trong lịch sử !!!Nam Hải Dương-Bắc Lê Luyện.
Nhưng có lẽ Nguyệt lão đã se duyên từ trước,nên câu chuyện tình của tôi kết thúc bằng đám cưới,30 năm trước,cô dâu chưa có váy cưới như bây giờ.Có cuộn phim màu nhưng thợ ảnh không dám dùng vì nghĩ phải có ống kính lọc màu…Cũng chẳng có tuần trăng mật ,hay điều gì đó lãng mạn diễn ra.
Những năm đầu trong cuộc sống bên gia đình nhà chồng chẳng dễ dàng chút nào,làm dâu cả trong một gia đình có tới 8 anh em vẫn ăn ở chung,trong khi chồng năm thì mười họa mới về tranh thủ vài ngày,lúc đi lại phải đưa cho vài chục tiền tàu xe,Khi con ốm ,lọc cọc đạp xe gần hai chục cây số để mua thuốcĐông y lang vườn,theo sự mách bảo của bất kì ai.Cả chục năm trời lặng lẽ âm thầm như cái bóng,có chồng hờ hững cũng như không....
Cuộc sống bình dị chồng bộ đội ,vợ giáo viên,cứ lặng lẽ trôi đi.Con gái lấy chồng ,con trai lấy vợ ,cháu nội ,cháu ngoại…Nhưng mỗi tuổi niềm vui khác nhau ,lo toan khác nhau.
Cuộc sống vẫn đang ở phía trước.
Hãy bằng lòng với những gì thượng đế ban cho mình.
Các bạn nam tử hán đại trượng phu thân mến ,nếu có bị vợ mắng thì hãy lẳng lặng bỏ đi với….nỗi buồn của mình.Đừng bao giờ cãi vợ,đó là bí quyết giữ gìn hạnh phúc.



TƯỚNG THANH

ÔNG THANH và TÔI
Mấy hôm nay có tin đồn ông tướng họ Phùng chết ở bên Pháp.
Thực  hư chưa biết ra sao ,vì  Bộ Quốc phòng chưa có phát ngôn chính thức.Còn ban bảo vệ sức khỏe cán bộ cao cấp,nơi phải nắm rõ thông  tin nhất  thì lại im lặng.
Tôi nghĩ :vụ thảm  sát Bình phước đã qua đi ,vụ chém chết 4 người ở Nghệ an chỉ  vì mấy quả chanh cũng đã tìm ra thủ phạm,mấy em xinh đẹp chưa hở thêm chút nào  ,nói chuyện gì bây giờ.
Ở Việt nam,ông Bộ trưởng không thể quyết định lĩnh vực mình phụ trách,nên ông Thanh có sống hay chết ,ai ngồi vào ghế của ông ấy sau này,cũng khó thay đổi đường  lối đối ngoại yếu hèn của Việt nam với Trung quốc.
Ông vẫn sống ,và sẽ lên ghế cao hơn như đồn đoán trước đâykhi ông còn khỏe ,cũng vậy thôi,vì còn hàng chục đồng chí của ông trong cơ cấu tổ chức Đảng ,sẽ quyết định đường lối đối ngoại.
Nhưng dù còn sống thì sự nghiệp chính trị của ông chắc cũng đã chấm dứt,những người đồng chí của ông chắc đã loại ông khỏi cuộc chơi.

Hay ông đã  chết,sẽ có nhiều người khấp khởi mừng thầm,may ra có cơ hội ngồi vào ghế đó.
Những người ở ghế cao hơn,ở những phe nhóm khác  đã bớt được một đối thủ mà không phải dùng  chiêu trò hoặc mưu kế gì.Lịch sử Đảng Cộng sản chỉ là lịch sử tranh giành quyền lực trước mỗi kì đại hội ,chứ vẻ vang cái gì !
Sẽ chẳng có sự thay đổi nào theo hướng tích cực hơn,nếu đảng Cộng sản vẫn độc quyền lãnh đạo.
Chắc chỉ có thằng Đại tá đi xe Roll Royce,sài toàn người mẫu là mất ngủ thôi.Dậu đổ bìm leo,biết đâu thằng khác lên ,nó sẽ thịt mình để chiếm 319…

Anh em ở ngoài Trường sa ,cứ yên tâm giữ biển , đảo,biết đâu có ngày....

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

TUỔI HƯU


Bao giờ chúng ta ngừng kiếm tiền và biết cách hưởng thụ?


   

Bao giờ chúng ta ngừng kiếm tiền và biết cách hưởng thụ?

Khi nào thì chúng ta ngừng kiếm tiền? Bao nhiêu thì đủ? Một trăm ngàn? Một triệu? Mười triệu?
Khi bạn qua tuổi 50 – 60, bạn không còn nhiều thời gian ở phía trước nữa, và bạn cũng không thể mang đi những gì bạn đã có được, sẽ là vô ích nếu bạn vẫn bận tâm đến kiếm tiền và dành dụm.

Bởi thế, bạn hãy chi tiêu những đồng tiền mà bạn đã cất giữ để đi du lịch, mua sắm thứ bạn thích và cho đi những gì bạn có thể và đừng quan tâm đến nhận lại.

Đừng nghĩ là phải để lại tất cả những gì bạn đã kiếm được cho các con cháu, chẳng phải thế sao ? vì bạn không hề muốn chuyển giao lại cho những kẻ sống ký sinh, những người đang nóng lòng chờ đợi ngày chết của bạn.

Bạn cũng không cần lo lắng về những điều sẽ xảy ra cho các con bạn, hay việc bạn sẽ bị đánh giá thế nào, bởi vì khi chúng ta trở về với cát bụi rồi thì ta không còn nghe thấy bất kỳ lời khen hay tiếng chê nào nữa.

Thời gian mà các bạn sống vui vẻ trên đời, thời gian để tìm kiếm của cải bằng biết bao gian khó sẽ chấm dứt.
  
Bao giờ bạn mới biết cách hưởng thụ

Bạn đừng lo lắng nhiều đến mối quan hệ với con cái, bởi lẽ chúng có số phận riêng của chúng, và chúng sẽ tìm được, chắc chắn là như vậy, con đường của chúng trong cuộc đời. 

Chớ làm nô lệ cho con cái bạn. Hãy giữ quan hệ với chúng, yêu thương chúng và giúp đỡ chúng khi chúng cần, nhưng đồng thời hãy bằng lòng với số của cải bạn đã dành dụm cho chúng. 

Cuộc sống dài hơn cuộc đời lao động. Hãy nghĩ đến việc nghỉ hưu sớn nhất khi bạn có thể và bằng lòng với cuộc sống. 

Đừng kỳ vọng quá nhiều vào con cái bạn. Đa phần, chúng đều yêu quý cha mẹ, nhưng chúng quá bận với công việc và những ràng buộc khác mà chúng cần quan tâm nhiều hơn.

Cũng có những đưa con bất cẩn, chúng có thể cãi nhau về của cải của bạn ngay cả lúc bạn đang còn sống và có thể là chúng muốn bạn chết sớm hơn để thừa hưởng nhà cửa và của cải của bạn. 

Nói chung, con cái đều cho rằng chúng đương nhiên được thừa hưởng tất cả những gì bạn đang sở hữu trong khi bạn chẳng có quyền gì với tiền bạc của chúng.

Vì thế ,sau tuổi 50-60 bạn không cần phí sức, không cần phải hao tổn thêm sức khỏe để đổi lấy số của cải nhiều hơn mà phải làm việc đến lúc xuống mồ. Rất có thể là tiền bạc của bạn chẳng có chút giá trị nào trước mặt thần chết.

Khi nào thì chúng ta ngừng kiếm tiền? Bao nhiêu thì đủ? Một trăm ngàn? Một triệu? Mười triệu? 
  
Bao giờ bạn ngưng kiếm tiền?

Từ hàng ngàn hecta ruộng đất bạn cũng chỉ ăn được chút ít rau quả và một nửa chiếc bánh mì mỗi ngày; từ vài ba căn nhà bạn đã xây, thực tế là bạn chỉ cần vài mét vuông cho bạn: một chỗ ngủ, một chỗ nghỉ ngơi, một chỗ tắm và một chỗ làm bếp.

Với chừng ấy thời gian mà bạn cần một chỗ ở, một số tiền để ăn, để mặc và một số vật dụng cần thiết khác … thế là bạn đã sống tốt rồi. Chỉ cần sống vui vẻ hạnh phúc là được.
  
Gia đình nào cũng có vấn đề, bất luận là ở chế độ xã hội nào.

Bạn đừng so sánh với người khác về phương diện tài chính, Đừng quan tâm đến việc ai có nhiều của cải hơn ,hoặc con cái ai thành đạt hơn về vật chất, mà hãy đi chơi nhiều hơn, đến các bar, kể cả đi du lịch nước ngoài.

Hãy nhanh chóng đặt lên bàn cân để so sánh xem ai có nhiều thời gian rỗi hơn, ai hạnh phúc hơn, ai khỏe mạnh và sống lâu hơn.

Đừng bận tâm đến những điều mà bạn không thể thay đổi. Nó chẳng giúp gì cho bạn, mà trạng thái tinh thần không tốt còn đẫn đến bệnh tật. 

Hãy tạo cho mình một trạng thái thường xuyên ổn định, và hãy xác định xem điều gì khiến bạn hạnh phúc. 

  
Bao giờ bạn bớt lo lắng cho con cái

Với chừng ấy thời gian bạn sống khỏe mạnh và vui vẻ, bạn hãy lên cho mình một kế hoạch, rồi nóng lòng chờ đợi những ngày tiếp theo.

Một ngày sống mà không có phút giây nào vui vẻ là một ngày mất đi. Một ngày có dù chỉ một giây phút vui vẻ là một ngày được lợi. Một tâm hồn lạc quan thì chữa khỏi bệnh tật nhanh chóng.

Nhưng một tâm hồn hạnh phúc thì không có căn bệnh nào phải chữa, bởi nó không quen biết bệnh tật …

Hãy giữ cho bạn một trạng thái tinh thần tốt; hãy di chuyển ,ra ngoài thường xuyên, đi dưới nắng mặt trời, ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất, và hãy vượt qua mọi trở ngại để sống thêm 30-40 năm với thể lực và sức khỏe dồi dào. 
  
Hãy bằng lòng với những gì bạn đang có và những gì có ở xung quanh bạn.

Và đừng quên bạn bè. Họ chính là sự giàu có của cuộc đời bạn. Hãy giữ mối quan hệ bạn bè lâu dài, hãy tôn trọng một số nguyên tắc cơ bản: chịu khó nghe và đừng ngắt lời; hãy nói chuyện chứ đừng nhạo báng; hãy cho đi mà không bận tâm đến nhận lại; hãy trả lời câu hỏi chứ đừng phản đối; hãy tha thứ chứ đừng trách cứ, và đã hứa thì không được quên.

Như thế bạn sẽ không bao giờ cô đơn. Chúc bạn có một cuộc sống dài lâu và đầy đủ!

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

TƯỚNG GIÁP

Vài Suy Nghĩ Về Ông Giáp
Huỳnh Thục Vy 
October 12, 2013 - 3 Bình Luận
Vị tướng được những người cộng sản xem là “khai quốc công thần” cuối cùng đã trở thành người thiên cổ vào ngày 4 tháng 10 vừa qua. Vậy là, biểu tượng sống về công lao “giành độc lập” và lý tưởng “cách mạng”, tượng đài hữu danh vô thực về một thời “hào hùng” của những người cộng sản đã trở về với cát bụi.
Ông ta đã thực sự rời bỏ cuộc chơi, đã từ giã cõi nhân sinh điên đảo này. Không ai biết ông sẽ đi về đâu nhưng ông đã để lại di sản đầy đau đớn và nhiễu nhương, để lại cho tất cả chúng ta một Việt Nam với tiếng ai oán khắp nơi. Thôi thì cũng cầu chúc ông ra đi trong thanh thản, dù ông đã lặng thinh một cách vô cảm trước những người đã ra đi một cách bi thương khác.
Là người đã có công khai sinh ra một Việt Nam cộng sản, thiết nghĩ không cần bàn đến chuyện ông có lý tưởng hay không lý tưởng và sự cần thiết hay không của những cuộc chiến tranh vô nghĩa mà ông đã đóng vai trò lãnh đạo quân sự tối cao, ông phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về sự im lặng của mình trước những trang lịch sử bất công, gian trán và đau thưong mà người Việt Nam đã trải qua.
Không ít người ca ngợi ông là một trí thức lớn, là nhà văn hoá. Tôi không muốn bàn những chuyện ấy nữa vì đã có nhiều tài liệu lịch sử có sẵn cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về ông Giáp. Chỉ xin hỏi: Ông đã làm gì khi luật sư Nguyễn Mạnh Tường kêu gọi dân chủ pháp trị để rồi sau đó bị thất sủng? Nếu là một trí thức lớn thực sự, lẽ ra ông phải biết dân chủ pháp trị cần cho một quốc gia như thế nào trước cả cụ Tường bởi thực tế cho thấy chủ nghĩa cộng sản đã tàn phá quốc gia như thế nào? Nếu không nhận ra khiếm khuyết của một chế độ độc tài cộng sản, ông có xứng đáng với danh xưng một đại trí thức? Và cứ cho là ông không biết gì về độc tài-dân chủ, nhưng khi luật sư Tường lên tiếng về xã hội dân chủ, ông không có động tĩnh gì, đó có phải là biểu hiện của một nhân cách lớn?
Lại nữa, ông đã ở đâu, đã làm gì khi những Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Hữu Loan bị đấu tố, bị đoạ đày? Ông có chút tủi nhục, cảm thương hay phẫn nộ nào không khi hàng triệu người miền Nam bỏ nước ra đi trong tức tưởi khi Việt Nam cộng hoà bị cưỡng chiếm để rồi hàng nghìn người trong số họ đã vùi thân ngoài biển cả? Ông nghĩ gì khi tướng Trần Độ đã dũng cảm lên tiếng rồi bị đàn áp? Ông đã làm gì khi cụ Hoàng Minh Chính đã tỏ thái độ đối kháng để rồi bị bỏ tù? Ông đã đứng bên lề bao biến cố đau thương của đất nước. Đó có phải là vị trí xứng đáng của một trí thức hay không?
Dù là ai, một người vừa mới qua đời nên được cầu nguyện cho sự ra đi bình an. Tôi đã rất phân vân khi viết những dòng này. Có nên viết những lời cay đắng cho một người đã chết không? Có nên kể tội họ khi họ đã mãi mãi không còn khả năng biện bạch? Nhưng quả tình, tôi không viết những dòng này nhắm vào tướng Giáp, tôi viết cho những người còn sống, cho những người còn bị ám thị bởi cái ảo ảnh hào quang mà những người cộng sản đã tạo ra. Đa số thanh niên Việt Nam hiện nay sống trong sự lừa gạt đó mà không biết, và cũng không có ý chí vượt thoát ra.
Ông Giáp, vị “đại tướng quân” trong mắt nhiều thanh niên Việt Nam, là người góp công to lớn để tạo dựng và bảo vệ chế độ độc tài tàn bạo này. Ông đã sống quá xa cái tuổi “cổ lai hy” và ra đi trong tình thương yêu của gia tộc, trong sự ngưỡng vọng của nhiều người. Nhưng ông có biết đâu, một người có công gây dựng nên một tập đoàn tội ác như ông lại ra đi thanh thản và vinh quang, trong khi chính những nạn nhân vô tội của chế độ thì lại hứng chịu thảm trạng bi đát của gia đình để rồi phải ra đi trong uất ức, tủi nhục.
Đó chính là một Đặng Ngọc Viết hiền lành, siêng năng bị chính quyền cướp đất, phẫn uất cùng cực đến mức phải ra tay giết chết một quan chức tỉnh Thái Bình rồi tự sát bằng một viên đạn vào tim. Đó là một Thomas Nguyễn Tự Thành-một thuyền nhân bị cưỡng bách hồi hương về Việt Nam từ Thái Lan, bị sách nhiễu và phong toả kinh tế liên tục bởi chính quyền cộng sản đến nỗi uất ức quá phải tự vẫn bằng cách thắt cổ vào ngày 3 tháng 10, trước ngày ông Giáp chết một ngày. Tại sao ông lại được vinh danh khi chính ông là một phần nguyên nhân của những cái chết đau đớn ấy?
Tất nhiên, ông Giáp không còn là lãnh đạo đất nước từ lâu, các chính sách, hành động của chính quyền này ông không tham gia. Nhưng chính cái quá khứ “oai hùng” và cái hiện tại vô trách nhiệm của ông tạo nên tính chính đáng cho chế độ tàn ác này. Chế độ này vẫn lấy ông ra làm cái bệ đỡ để biện minh cho những hành động bán nước hại dân của họ. Ông là cái phao cứu sinh khi những người lãnh đạo cộng sản đối diện với sự căm phẫn của người dân vì sự tham quyền cố vị của họ. Không hiểu vì tuổi già làm tiêu hao ý chí, vì sự sợ hãi làm xói mòn lương tâm, hay vì danh lợi của con cháu làm tiêu tan tinh thần trách nhiệm, mà cho đến những năm cuối đời ông Giáp vẫn lặng thinh trước hiện tình đất nước vật vã dưới chế độ độc tài, vẫn để cho nhà cầm quyền tiếp tục lợi dụng ông cho chế độ bất nhẫn của họ. (Chỉ có một lần ông lên tiếng yếu ớt cho vấn đề Bauxite Tây nguyên)
Giá như ông lên tiếng cổ vũ cho Nhân quyền Tự do thì tiếng nói của ông đã tác động mạnh mẽ đến lương tâm tuổi trẻ và có thể xoay chuyển ý thức của biết bao người dân đang bị ám thị. Một ông Giáp đại tướng quân chắc chắc có khả năng thức tỉnh quần chúng, làm rúng động đảng cộng sản hơn hẳn một Lê Công Định, Phạm Hồng Sơn, Huỳnh Ngọc Tuấn, Phạm Thanh Nghiên hay Phương Uyên chứ? Thế nhưng, ông đã chọn cách sống trong sự co rút và chết trong cờ xí, kèn trống của chế độ cộng sản, hơn là cách sống trong sự phản tỉnh và chết như một chiến sĩ tự do. Đáng lẽ tuổi già phải là giới hạn cuối cùng của sự sợ hãi, nhưng ông đã để nó đi cùng ông sang tận thế giới bên kia.
Có người nói: chúng ta không ở vị trí của ông nên không thể hiểu hết những gì ông phải đối mặt. Đúng! Chúng ta không hiểu hoàn cảnh và vị trí của ông. Nhưng chúng ta có thể hiểu được hoàn cảnh của những bạn sinh viên vì biểu tình yêu nước mà bị nhà trường đuổi học và mất cả tương lai không? Chúng ta có từng đặt mình vào vị trí Phương Uyên, cô bé sinh viên phải chịu biết bao nhiêu sợ hãi, tổn thương tinh thần khi bị bắt và giam giữ, chỉ vì cô bé biểu thị lòng yêu nước? Rồi nhiều người đối kháng khác nữa, chỉ vì lên tiếng cho Dân chủ tự do mà phải chịu những bản án nặng nề, mất cả hạnh phúc trăm năm, con cái bơ vơ- thất học. Hoàn cảnh của ông Giáp có ngặt nghèo hơn hoàn cảnh của những người kể trên hay không? Hay để dễ hình dung hơn, tình huống của ông có khó khăn hơn tình huống của tướng Trần Độ, của cụ Hoàng Minh Chính hay không? Tôi cho rằng, vấn đề là ở lương tâm và bản lĩnh!
Ông đã ra đi để lại tất cả, một chế độ độc tài dai dẳng, những mảnh đời oan khuất, những cuộc đàn áp tiếp diễn, những cái chết oan khiên… Nhưng những dòng này không phải để kể tội ông. Quả thật, thế giới này tồn tại trong trạng thái tương đối của mọi giá trị. Nhưng vẫn có cách để phân biệt những trí tuệ và nhân cách lớn CHÂN THẬT với sự tô vẽ KHÔNG THẬT. Cầu cho ông ra đi được bình an và xin gởi tới ông sự cảm thương cho một kiếp người đa đoan trong thế giới vô minh này; nhưng sự tôn kính thì tôi xin giữ lại cho những con người sống với lương tâm, trách nhiệm và ý chí và chết với nỗ lực lên tiếng cho sự thật. Việt Nam còn rất nhiều người để chúng ta thành tâm ca ngợi và kính ngưỡng, nhưng đó không phải là ông.
Huỳnh Thục Vy

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

BỐ TÔI


BỐ TÔI

Ông bà nội tôi gần 40 tuổi mới sinh bố tôi
Gần 20 năm sau mới sinh tiếp cô tôi.Như vậy là hiếm ,muộn,nên ông bà xin thêm con nuôi sau khi đã sinh bố tôi,thế nên tôi có 2 cô.
Theo hồ sơ lý lịch thì bố sinh ngày 2-9-1936 (Bính Tý),nhưng theo lá số tử vi mà bạn bè (Ông Diệm,ông Thiện )xem giúp bố thì ông tuổi Mậu Dần(1938)
Là con một,kinh tế lúc đó cũng khá giả :Các bà,các bác trong họ kể lại ,quán miến lươn của ông bà nội mỗi đêm làm mấy chục cân lươn…
Được chiều chuộng nhưng bố không ỷ lại,đến tuổi trưởng thành là đi thoát ly,làm du kích,sau đi văn công,là kép chính của Đoàn Văn công Sông Bôi-Hòa bình.Đi bộ đội,bị đau mắt (thiên đầu thống )nên được phục viên,về làm ở phòng văn hóa huyện ,đi học ở trường Lý luận Nghiệp vụ Bộ văn hóa (Đại học văn hóa)…đang học dở thì ông xin về vì hoàn cảnh gia đình.Trở lại Phòng Văn hóa Thông tin huyện công tác từ năm 1976 cho tới khi nghỉ hưu năm 1990.
Con một,cháu đàn.Ở tuổi 40 ông là bố của 8 đứa con :6 trai 2 gái.
Kinh tế sa sút theo đà chung của xã hội những năm 70 thế kỉ trước ,gánh nặng gia đình trĩu vai ,nhưng cuộc sống cứ bình lặng trôi đi.Bố làm công tác văn hóa quần chúng,mở các lớp dạy -học hát chèo khắp huyện,tôi được đi theo nên cũng biết sơ sơ vài làn điệu chèo.Ở đâu ,bố cũng được mọi người quý mến,bố là con nuôi của một gia đình ở thôn Lương đống xã Kim bình và một gia đình ở thôn Cát nguyên xã Nguyễn úy,dù các ông bà đều có con trai con gái…
Làm công tác Văn hóa ,nên 30 tuổi ,bố tôi có thể dẫn chương trình ở đám cưới,điều mà 50 tuổi tôi vẫn chưa làm được.Lối kể chuyện hài hước ,hấp dẫn ,lôi cuốn là điều tôi cũng không học được.
Tuy vậy,khi về nhà bố tôi ít nói và cũng không quát mắng con.Việc giáo dục và định hướng nghề nghiệp cho các con cũng không mang tính áp đặt.Khi học xong phổ thông ,bố định gửi tôi vào trường nghệ thuật tỉnh,nơi ông có bạn làm lãnh đạo ,nhưng tôi lại muốn đi bộ đội,ông bực nhưng cũng không cản .Hôm nhập ngũ, một mình tôi xách túi,đi bộ đến nơi tập trung,không ai đưa tiễn…
Bố tôi sống thẳng thắn,không ham địa vị, không là Đảng viên…nên cũng không giữ cương vị lãnh đạo ,mặc dù ông là cán bộ lâu năm,có năng lực…(Điều này tôi nghe một bác trong họ nói lại )Bù lại ông được mọi người quý mến và kính trọng.
Đi bộ đội ,ông cũng có huân chương theo niên hạn do Chủ tịch Hội đồng nhà nước kí.
Hoạt động lâu năm trong ngành Văn hóa,ông cũng có nhiều huân ,huy chương của Bộ Văn hóa.
Nhưng có lẽ thành tựu lớn nhất cuộc đời ông là có một Đại gia đình hoàn hảo : cả 8 người con đều có vợ,có chồng ,có con.6/8 người con có nhà ở Hà nội có công ăn việc làm ổn định và đều là những công dân lương thiện.
Năm 2015 này bố đã trải qua cơn nhồi máu não lần thứ 3(Lần 1 năm 2001,lần 2 cách đây 10 năm) .Sau 16 ngày điều trị ở Bệnh viện Đại học Y Hà nội,đã hết viêm phổi,huyết áp ổn định ,cơ thể đang trong quá trình hồi phục,tuy vẫn ăn qua ống Xylanh .Các con trai, gái ,dâu,rể vẫn đang thay nhau chăm sóc, chưa phải cãi nhau về chuyện tiền viện phí ,hay đùn đẩy trách nhiệm ...
Tết này ông vẫn muốn về quê...